Home » » Sự thật về chữa bệnh không dùng thuốc

Sự thật về chữa bệnh không dùng thuốc

Written By Giai phap ma nguon mo on Sunday, January 11, 2015 | 7:10 PM

Sự thật về chữa bệnh không dùng thuốc

Khi ốm đau người ta thường có phản xạ nghĩ ngay đến thuốc men. Điều đó không có gì sai nhưng không hoàn toàn đầy đủ. Bởi vì dùng thuốc tức là đưa một hay nhiều chất vào cơ thể với mục đích điều trị, phòng bệnh, chuẩn đoán hay là làm thay đổi một khả năng sinh lý nào đó của cơ thể. Các biện pháp không dùng đến thuốc mà vẫn có thể chữa được nhiều căn bệnh khác nhau tuy đã có từ rất lâu song còn ít người chú ý đến. Hiện nay tại nhiều nước phát triển phương tây xu hướng chữa bệnh không dùng thuốc đang ngày một gia tăng, đặc biệt là khi xuất hiện quá nhiều tác dụng phụ và tai biến của thuốc.

Tiến sĩ Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng - UIA - sẽ trao đổi những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đang phổ biên, cũng như mới lạ hiện nay. Đặc biệt, chúng ta cùng tìm hiểu phương pháp ngoại cảm, cảm xạ học, nhân điện những khả năng đặc biệt của cá nhân đặc biệt có được công nhận là một trong những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc không?

Bạn  Minh Vũ - Thanh Xuân, Hà Nội hỏi: Được biết UIA là cơ quan đầu tiên, triển khai chương trình chữa bệnh không dùng thuốc, xin TS cho biết những khó khăn, thuận lợi khi triển khai chưong trình này?
TS Vũ Thế Khanh: Trong 20 năm qua, UIA đã tập trung nghiên cứu và triển khai chương trình chữa bệnh không dùng thuốc, cụ thể là các phương pháp dưỡng sinh. Chính xác từ ngữ cần dùng là tập dưỡng sinh để tăng cường sức khỏe , phòng chống và đẩy lùi bệnh chứ không phải là dưỡng sinh thay thế cho thuốc. UIA là cơ quan nghiên cứu, khảo nghiệm và ứng dụng khoa học công nghệ, trong đó có phương pháp dưỡng sinh, phản ánh đúng vai trò nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ của UIA. Do ban đầu, dư luận nhầm lẫn các khái niệm tập dưỡng sinh với chức năng chữa bệnh, nên việc triển khai trong giai đoạn đầu gặp khó khăn.  Cần hiểu rằng, phương pháp tập dưỡng sinh chỉ là bổ trợ, không thay thế chức năng chữa trị chính quy của ngành y.

Chương trình tập luyện dưỡng sinh từng phát trên sóng đài truyền hình Việt Nam tại chuyên mục VKT 4 lần. Sau 20 năm triển khai, các phương pháp dưỡng sinh đã được áp dụng rộng rãi trên 40 tỉnh thành và nhận được sự tham gia tích cực của đông đảo quần chúng nhân dân.

Bạn Vũ Thị Mai – Kiến Xương – Thái Bình hỏi: Xin TS cho biết  hiện nay có bao nhiêu phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

TS Vũ Thế Khanh: Có nhiều phương pháp không dung thuốc uống qua đường miệng hoặc không tiêm thuốc như:  Phương pháp tập luyện khí công tĩnh và khí công động, hoặc đặt tên theo đề nghị của người thiết lập (trưởng môn) như: khí công dưỡng sinh, dưỡng sinh tâm thể, dưỡng sinh tâm năng, năng lượng sinh học, năng lượng cảm xạ, thiền dưỡng sinh, yoga…. Ngoài ra, còn nhiều phương pháp  như: phương pháp vật lý trị liệu, hóa học, cơ học, quang học, nhiệt học, tâm lý trị liệu, năng lượng tâm thức…. Chính vì vậy, căn cứ vào bản chất của từng phương pháp mà ta có tên gọi khác nhau.

Trần Bá Đan, Phường 7. Q3, Tp.HCM:  NGƯỜI TA NÓI CƠM KHÔNG RAU NHƯ ĐAU KHÔNG THUỐC, VẬY khi ốm đau mà không dùng thuốc thì có rơi và mê tín không? - Y học nói chung và chữa bệnh nói riêng có nhất thiết phải dùng thuốc không?

TS Vũ Thế Khanh: Câu hỏi của bạn rất hay. Hiện nay, cũng có nhiều ý kiến tranh luận rằng dùng thuốc là y học còn việc không cùng thuốc có phải là y học không?  Thuốc là khái niệm mở. Nếu trước đây, thông thường cho rằng những chất gì đưa vào cơ thể thông qua đường miệng thì mới gọi là thuốc. 
Nhưng bây giờ nên tiếp cận khái niệm “thuốc” ở góc nhìn mở rộng hơn. Nếu như xem xét rằng, miệng có thể được hiểu là “cửa khẩu” (cửu khứu) của cơ thể thì không những miệng là 1 “cửa khẩu” mà cơ thể con người còn có 9 “cửa khẩu” đều có thể tiếp nhận các yếu tố vật chất  từ bên ngoài:  mắt (ánh sáng), tai (âm thanh), mũi (mùi vị), lưỡi (vị), thân (xúc tác, lỗ chân lông), tư tưởng (ý nghĩ). 
Thậm chí, có thể nhận thấy rằng mỗi lỗ chân lông cũng là 1 “cửa khẩu”. Tất cả những “cửa khẩu” ấy đều có khả năng “nhập bệnh” vào cơ thể đồng thời cũng có thể thu nhận các loại thuốc để trị bệnh. Nói “trị bệnh không dùng thuốc” là chỉ dựa trên sắc tướng và khái niệm hẹp trước đây, còn về ý nghĩa hiện đại thì thuốc là một khái niệm rất rộng, tượng trưng cho những giải pháp đẩy lùi tật bệnh ra khỏi cơ thể
Võ Thị Xuân Mai – Ninh Kiều - Cần Thơ: Thôi miên có phải là phương pháp chữa bệnh không? nước ta đã có ai có khả năng chữa bệnh bằng thôi miên, thưa TS?

Hiện nay trên thế giới, chưa có quốc gia nào đưa thôi miên chính thức trở thành 1 ngành chữa bệnh chính quy. Ở Việt Nam, lại càng chưa có chuyên gia nào có khả năng thực sự dùng thôi miên để chữa bệnh.  Vậy không nên cho rằng thôi miên là biện pháp chữa bệnh hợp pháp. Như đã nói, một khi đã có nhu cầu chữa bệnh bằng phương pháp nào đó, người bệnh cần tìm hiểu xem phương pháp này đã được khảo nghiệm, giám sát, đánh giá bởi những chuyên gia đầu ngành, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực y học hay không, nhằm tránh ảo tưởng, ảo vọng, thậm chí bị lừa đảo. 
Trong thời gian qua, ở nước ta, nhiều bằng chứng chỉ ra rằng tất cả những sự việc mang danh nghĩa là chữa bệnh bằng thôi miên đều là lừa đảo. Tôi khẳng định chưa có người nào tại Việt Nam có kinh nghiệm chữa bệnh bằng thôi miên thật sự. Trong khi những người làm xiếc, ảo thuật  thì họ nói rõ mình dùng chiêu trò để mua vui, góp phần giải trí cho người dân, thì 1 số người cũng  dùng ảo thuật  và lại cho rằng đó là khả năng thôi miên. Những ai ngộ nhận có khả năng " chữa bệnh bằng thôi miên "và "đang hành nghề" mà không có bất kỳ giấy phép hành nghề do Bộ Y tế cấp thì cũng cần phải cảnh giác với đối tượng này.
Hà Văn Thức  - Thành phố Tuyên Quang hỏi:   Hiện tại, dịch sởi đang hoành hành? Về phía UIA, đơn vị có quan tâm có cách nào hỗ trợ dịch này không?

TS Vũ Thế Khanh: Không chỉ có Tây y mà Đông y cũng có phương pháp chữa bệnh này, ví dụ điều trị bệnh sởi bằng dược thảo như: kim ngân hoa, rau diếp cá, hạt mùi, cây ngò, lá tre….(là những dược thảo có tính kháng khuẩn cao). Ngoài ra, khi bị bệnh sởi thì cũng nên tránh gió, tránh ngâm nước. 
Do bệnh sởi  làm suy giảm hệ miễn dịch nên tốt nhất cần phải chú ý bồi dưỡng kẻo bị suy dinh dưỡng. Đồng thời, cũng nên phân biệt rõ chứng bệnh đậu mùa hay bệnh sởi để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Như các bạn đọc trên các phương tiện truyền thông những ngày qua, bệnh sởi có 3 giai đoạn khác nhau: sởi đang “mọc”, sởi đang “bay” và hậu sởi. Vì vậy, cần hiểu rõ từng giai đoạn mà phối hợp với bác sĩ để cứu chữa cho bệnh nhân. Đồng thời, việc phân biệt tuổi tác cũng rất cần thiết khi điều trị bệnh, tránh vì chủ quản mà dẫn đến những ca tử vong.
Hiện tại do dịch sởi bùng phát, sẽ có khả năng nhiều nơi không đủ  thuốc Tây để chữa bệnh. Nếu rơi vào trường hợp này, gia đình bệnh nhân cần kết hợp Đông và Tây y như đã nói. Ở UIA,  chúng tôi có những bài thuốc Đông y có thể điều trị bệnh sởi do các lương y có nhiều kinh nghiệm trong nghề đảm nhận. Nếu cần thiết, các bạn có thể đưa bệnh nhân đến UIA để được các bác sĩ Tây y, Đông y đang túc trực sẽ tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Hiện UIA đang tiến hành phân tuyến, góp phần tích cực cùng các chuyên gia ngành y trong phòng chống và điều trị bệnh sởi.

Mai Văn Giang – Ý Yên  - Nam Định hỏi: Qua phương tiện thông tin, tôi được biết UIA đã chữa trị thành công nhiều ca bệnh. Ông có thể chia sẻ các phương thức chữa bệnh của UIA không?
TS Vũ Thế Khanh: Tại UIA có 5 dòng y học đang được triển khai.: Dòng Y học hiện đại, Dòng Y học cổ truyền, Dòng Y học dân gian, Dòng Y học dưỡng sinh, DòngYy học Tâm linh. Do thời lượng buổi giao lưu có hạn nên tôi không thể nêu rõ tính năng sở trường cụ thể của từng Dòng Y học được. Để hiểu rõ, các bạn có thể vào trang web http://uia.com.vn/. 
Nhưng có thể hiểu ngắn gọn:UIA là đơn vị khảo nghiệm các phương pháp chăm sóc sức khỏe cộng đồng mà nhiều tổ chức y tế, cá nhân tâm huyết, muốn cống hiến cho cộng đồng xã hội. 
Trong UIA có những đơn vị thành viên là các bệnh viên, cơ sở khám chữa bệnh đã được  Ngành y tế cấp phép, như bệnh viện Tràng An và nhiều trung tâm khác. Nếu các phương pháp chữa bệnh đã được Hội Đồng Khoa học  thông qua, UIA sẽ hỗ trợ bằng cách huy đông các bác sĩ, giáo sư trong ngành Y tiếp  tục nghiên cứu  sâu hơn nữa để triển khai ứng dụng rộng rãi phương pháp này, nhằm hỗ trợ phòng chống, điều trị cho các bệnh nhân.
Lê Văn - Quảng Xương – Thanh Hóa hỏi: Thưa TS Vũ Thế Khanh, gần đây dư luận xã hội bàn tán nhiều về "hiện tượng bà Phan Thị Tranh hát chữa bệnh" ở Vĩnh Phúc với hai luồng dư luận khen - chê trái chiều nhau, cơ quan UIA có tham gia khảo nghiệm về hiện tượng này chưa, và xin TS cho biết quan điểm của ông như thế nào về vụ việc của “thần y” Phan Thị Tranh ?

TS Vũ Thế Khanh: Chúng tôi chưa đi vào khảo nghiệm chính thức, nhưng đã tế nhị quan sát hiện tượng này. Theo đó, cán bộ của các cơ quan chức năng địa phương tỉnh Vĩnh Phúc (Sở Văn hóa- Thể thao- Du lịch, Sở Y tế...) cũng cùng đi trên cương vị là “bệnh nhân" để điều tra vụ việc. Khi thấy các “bệnh nhân” hoặc người lạ xuất hiện, hàng loạt các "tình nguyện viên" hối hả chạy đến và đưa cái tờ phiểu thống kê để bệnh nhân tự kê khai bệnh tật. Họ đều được hướng dẫn rằng: “Mình phải ghi là đã khỏi bệnh thì sau này bệnh mới khỏi được, nếu ghi không khỏi thì bệnh cũng không khỏi đâu”. Khi hỏi về các ca ung thư đã được chữa khỏi rồi thì có hồ sơ y bạ của bệnh viện, hoặc chiếu chụp phim để chứng minh hay không, các "tình nguyện viên" trả lời: “Khỏi rồi thì làm gì còn khối u nữa mà chiếu chụp”.

Đứng trên quan điểm “phương pháp nghiên cứu” thì tôi  chưa bao giờ đồng thuận với cái cách "thẩm định" theo kiểu "cho thí sinh tự ra đề, tự làm ở nhà và tự chấm rồi đến báo cáo kết quả cho hội đồng thi". Tôi đã trao đổi với một số chuyên gia ngành Y, họ rất bức xúc và phản ứng gay gắt về cách làm này. Các Chuyên gia ngành Y cho rằng "Cách thẩm định Y học như trên thì thật là khôi hài, không những không đảm bảo tính khách quan, mà lại còn phản khoa học, đồng thời còn vi phạm pháp luật."

- Phản khoa học ở chỗ:  Bà Tranh tự "cử người ra ghi chép thống kê kết quả chữa bệnh cho chính mình" thì không thể nhận được bất kỳ sự đồng tình nào. “Vừa đá bóng vừa thổi còi” thì không thể được xem là “chứng minh khách quan. Cách làm này không chỉ xúc phạm quá đáng đến danh dự của ngành y mà còn tạo khe hở cho những cá nhân giả danh nhà khoa học, lan truyền tin đồn nhảm, gây mất lòng tin đối với những lương y chân chính.

- Vi phạm pháp luật ở chỗ: Ngành y là ngành kinh doanh có điều kiện. Muốn hoạt động trong ngành này thì phải có nhiều điều kiện, trong đó có tài chính, chuyên môn, trang thiết bị đảm bảo. Ngay cả khi đã có bằng bác sỹ rồi mà chưa làm đủ thủ tục theo quy định của Bộ Y tế thì cũng chưa được cấp giấy phép hành nghề, huống chi những người không hề có chuyên môn về ngành y như bà Tranh mà lại có thể tùy tiện đi chữa bệnh. Việc tự lập “hội đồng thẩm định" thì càng không tuân thủ pháp luật. 
Tôi khẳng định tuyệt đối không đồng tình cách làm của bà Tranh.
Bạn Trương Tuyết  Mai - Hải Châu – Đà Nẵng hỏi: Tôi đọc báo thấy thông tin cậu bé Trần Văn An (sinh năm 1999, thôn Đình, Yên Bình, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), được nhiều gọi là “cậu An” có khả năng tiên đoán tính cách, số phận tương lai., chữa bệnh bằng Đông y. Được biết GS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên - Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam cho biết UIA đã tiếp xúc Trần Văn An. Vậy theo ông, với tư cách là người đại diện cao nhất của UIA, khả năng chữa bệnh của cậu bé 12 tuổi này như thế nào?

TS Vũ Thế Khanh: Đây mới là lời đồn thổi. UIA chưa hề tiếp xúc với cậu bé tên An như bạn đã hỏi. Do vậy, tôi không thể kết luận về trường hợp này. Nếu muốn biết khả năng của cậu bé ra sao, hiệu quả đến đâu thì nhất thiết phải tiến hành nghiên cứu dưới sự giám sát của Hội đồng Khoa học gồm các chuyên gia Ngành y do UIA chủ trì. 
Khi chưa có ý kiến của Hội Đồng Khoa học thì cũng không nên tuyên truyền, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh, gây mất trật tự, an ninh xã hội. UIA đã gặp nhiều trường hợp như vậy nên khuyến cáo người dân phải cảnh giác, không nên tin vào những việc thiếu cơ sở khoa học hoặc do đồn thổi, chẳng những bệnh nhân và gia đình mất  tiền bạc khi theo đuổi chữa bệnh, mà còn mất đi cơ hội được điều trị bằng các phương pháp hiệu quả, khoa học. Đó là vấn đề cốt lõi. Đừng chỉ vì tính bốc đồng hay trục lợi do những kẻ xấu thêu dệt nên những câu chuyện hoang đường, mang hơi hướng huyền bí mà làm ảnh hướng đến sức khỏe mình.

Vũ Thị Mai – Thành phố Hải Dương hỏi:  Em bị đau mỏi trong xương khớp, đi khám bệnh chẳng thấy gì cụ thể. Bác sĩ chỉ khuyên tập tành, ăn uống, sinh hoạt y như trong sách. Nghe nói có nhiều thầy chữa được bách bệnh chỉ bằng truyền năng lượng, khai mở luân xa. Có đúng không thưa tiến sĩ?

Ai mà khuyên bạn như vậy thì trước hết, không thể coi họ là “thầy” được. Ở UIA, các chuyên gia về ngành y trước hết phải chẩn đoán bệnh, sau đó mới có thể đưa ra lời khuyên về phương thức chữa bệnh theo 5 dòng y học mà tôi đã nêu ở trên. 
Ngay cả  khi tập dưỡng sinh cũng có hàng chục phương pháp. Do vậy, quan trọng nhất là xem bệnh nhân phù hợp với phương pháp nào. Môn Năng lượng sinh học cũng có những tác dụng tốt trong việc phòng chống bệnh tật và nâng cao sức khỏe. Điều đó đã được ghi nhận trong bảng thành tích của Trung tâm Dưỡng sinh Năng lượng Sinh học cùng một số trung tâm dưỡng sinh khác đã nhận được giải thưởng Huyền Thông của UIA về chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 
Cần khẳng định rằng: Chẳng có phương pháp nào là chữa được bách bệnh cả. Các đơn vị trực thuộc UIA và các nhà khoa học trực thuộc UIA chưa bao giờ nói rằng “mở luân xa” để chữa bách bệnh. Ai nói rằng: “ Mở luân xa và truyền năng lượng để chữa bách bệnh thì người đó là người hoang tưởng và không thuộc cán bộ của UIA.

Nguyễn Như Mai - Việt Kiều Ba Lan hỏi: Đã lâu người đời biết đến nhà văn hóa tâm linh Nguyễn Đức Cần như một con người đặc biệt. Ông có khả năng chữa bệnh không dùng đến một vị thuốc. Tưởng chừng đó là phương pháp chữa bệnh tâm linh, huyền bí nhưng đã có hàng ngàn người bệnh coi ông là ân nhân. Khi ông qua đời, ngôi mộ của ông được nhắc đến như là nơi có khả năng chữa bệnh. Mỗi ngày bệnh nhân đến đây ngồi thiền khoảng 1 tiếng đồng hồ sẽ "hấp thụ" nguồn năng lượng đặc biệt phát ra từ ngôi mộ. Lúc đó bệnh sẽ thuyên giảm, thậm chí khỏi hẳn, sức khỏe được tăng cường.Ông có ý kiến gì?

TS Vũ Thế Khanh: Tôi không phủ nhận khả năng của con người trong việc dùng năng lượng để chữa bệnh. Xin kể một câu chuyện mà chính tôi đã chứng kiến: Ông ngoại tôi khi còn sống có khả năng chữa bệnh từ xa.  Mẹ tôi cũng có khả năng chữa bệnh bằng phương pháp xoa, nắn, vuốt… Lúc đó, tôi còn nhỏ, chưa có hiểu biết đầy đủ về y học nên tôi cũng rằng cho hiện tượng này là mê tín dị đoan. 
Giờ đây, trải qua các cuộc khảo nghiệm khoa học thì tôi thấy suy nghĩ trước đây của mình là cực đoan. Về việc ông Nguyễn Đức Cần khi sinh thời cũng được ghi nhận là người có khả năng chữa bệnh độc đáo không dùng thuốc. Tuy nhiên, khi ấy chưa có khảo nghiệm mang tính khoa học nên cũng không thể khẳng định khả năng này như dư luận lưu truyền. Hiện nay ông đã từ trần nhưng một số người đã lợi dụng điểu này để tuyên truyền rằng “ngồi thiền” trong khu vực phần mộ sẽ được truyền năng lượng để chữa bệnh.  
Đứng trên góc độ khách quan, việc tuyên truyền như vậy là thiếu cơ sở khoa học, nhất là đối với phương pháp Tọa thiền. Bởi khi ngồi thiền, thường phải chọn nơi thoáng đãng, yên tĩnh, chứ không ngồi nơi trống trải, lộng gió, nhất là càng phải tránh các nghĩa trang. Khi ngồi thiền, các huyệt đạo sẽ ở được mở ra nên việc tiếp xúc với những nơi có sự phân hủy xác người và động vật sẽ không có lợi cho sức khỏe. Hay nói cách dễ hiểu hơn, khi ngồi tại mộ, bãi tha ma, sẽ có những thán khí, âm khí không tốt, xâm nhập vào cơ thể.  
Do vậy, lợi ích đâu chưa thấy mà đã thấy tiềm tàng những mối nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Cần lưu ý rằng năng lượng thiên nhiên có 2 loại: tích cực và tiêu cực cho sức khỏe con người. Điều đó có nghĩa là không nhất thiết cứ năng lượng vũ trụ là phải nạp vào cơ thể. Vì vậy, ta cần thận trọng với lời đồn thổi đó và cũng không nên tin rằng ngồi thiền tại mộ để nhận năng lượng  vũ trụ sẽ chữa được bách bệnh.     
Trịnh Hải Yến – Đan Phượng – Hà Nội: Từ thời nguyên thủy cho đến giờ, các vị tu hành các tôn giáo đều có hiểu biết y học, nhiều chùa có các cơ sở y học cổ truyền chữa bệnh làm phúc cho mọi người. Các vị sư, linh mục, thầy cả… khi chăm sóc phần hồn cho người theo đạo có hiểu biết về tâm lý, giáo lý nên họ nhìn nhận người bệnh là một vũ trụ nhỏ trong một vũ trụ toàn thể nên không chỉ chữa phần xác (phần bệnh lý sinh học của người đó) mà còn chăm sóc yếu tố tinh thần, ý chí và đạo đức của người bệnh)

TS Vũ Thế Khanh: Các chùa, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đều có những phương pháp chữa bệnh làm phúc bằng thuốc và bằng tâm linh. Đó là sự kết hợp tâm thể và tâm thức. Thực tế, nhiều nơi đã làm việc này khá hiệu quả. Tuy nhiên, cũng có nhiều nơi lạm dụng tín ngưỡng biến đổi dần theo màu sắc mê tín dị đoan. Do vậy, chúng ta cần phân biệt rõ sự khác nhau của những cơ sở này, không phải nơi nào cũng có thể chữa bệnh đúng chánh pháp.   

Nguyễn Sơn - Việt Kiều tại Đức hỏi:  Hiện tôi gõ vào “google” cụm từ: “chữa bệnh không dùng thuốc bằng những khả năng đặc biệt”, tôi thấy tràn ngập thông tin. Rất nhiều cá nhân, đơn vị thông báo rằng mình có khả năng chữa bệnh không dùng thuốc. Theo ông, ông đánh giá liệu tình hình này có thể diễn ra theo chiều hướng xấu, tương tự trường hợ “loạn nhà ngoại cảm”. Nhà ngoại cảm rởm” hay không?
Trong vấn đề này có điều thật thì cũng phát sinh điều giả. Do vậy, nếu là cơ sở chữa bệnh thì dứt khoát phải chịu sự quản lý của ngành Y và có giấy phép mới được hoạt động. Đối với các môn luyện tập dưỡng sinh- một trong những phương pháp phòng bệnh không dùng thuốc hiệu quả- đang phát triển nhanh và mạnh trong thời gian vừa qua, tuy không nằm trong diện phải có cấp phép của ngành y tế nhưng, cũng cần có sự giám sát của các cơ quan khoa học có liên quan. 
Nếu không kiểm soát, định hướng thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng không kiểm soát được do tập hợp một số lượng người khá đông, tạo điều kiện cho những kẻ xấu lừa đảo, trục lợi một cách có hệ thống.
Vũ Thế Anh - Việt kiều tại Úc hỏi:  Ông khẳng định rõ là có hay không nguồn năng lượng có khả năng chữa bệnh?

Đương nhiên việc chữa bệnh bằng các nguồn năng lượng không còn xa lạ đối với xã hội ngày nay. Nguồn năng lượng từ bên ngoài vào cơ thể cũng như ta uống thuốc vậy. Nhưng không phải cứ có bệnh là thuốc nào cũng uống.  
Do vậy, tôi khẳng định nguồn năng lượng có thể giúp được nâng cao sức khỏe nhưng phải tìm đúng loại, liều lượng và thời lượng phù hợp, khoa học. Năng lượng sinh học cũng là một “liều thuốc” nhưng không có nghĩa là trộn lẫn tất cả lại với nhau thì sẽ cho ra một phương thuốc tối ưu. 
Vì vậy, khi quyết định sử dụng phương pháp nào, bắt buộc phải có chuyên gia hướng dẫn cụ thể, không tự ý tập luyện mà chưa hiểu rõ bản chất của phương pháp.
Vũ Thị Minh – Hà Nội hỏi: Liệu khả năng ngoại cảm có thể được gọi là 1 phương pháo chữa bệnh không dùng thuốc không thưa ông?

Nếu hiểu theo nghĩa rộng, mọi phương pháp phòng bệnh,  hồi phục sức khỏe đều được xem là “thuốc”. Nó có thể ở dạng hữu hình hoặc vô hình. Như những phương pháp  đem đến cho bệnh nhân một tư tưởng lành mạnh, một thần thái tâm an, khí hòa, không bị ám ảnh và chi phối bởi những điều lo sợ, không bị bấn loạn bởi những biến cố bất trắc… thì cũng xem như một bài thuốc. Vì vậy, nếu ngoại cảm có thể mang lại điều đó thì cũng có thể xem như một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Nhất là khi con người bị mắc bệnh do các ảo tưởng và bức xúc thì nên kết hợp với những giải pháp liên quan đến tinh thần.

Nguyễn Sơn – Thanh Xuân – Hà Nội:  Tôi có nghe UIA thông báo rằng đơn vị có tiến hành soi máu miễn phí cho tất cả những người có nhu cầu, để có thể biết được tình hình sức khỏe của mình?

Đúng vậy, chương trình này đã được tiến hành nhiều năm qua tại UIA. Các độc giả quan tâm, hãy đến trụ sở UIA ở số 1 Đông Tác, Hà Nội để được các bác sĩ đang cộng tác với UIA soi máu miễn phí, nhằm xác định tình hình sức khỏe một cách cơ bản nhất, từ đó có cái nhìn khái quát về tình trạng sức khỏe của mình. Sự chính xác của kết quả xét nghiệm không chỉ phụ thuộc vào máy móc mà còn phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của bác sĩ trong quá trình làm xét nghiệm.

Phạm Hồng Kỳ - Hai Bà Trưng – Hà Nội hỏi: Được biết, hiện tại UIA đang chữa trị cho bệnh nhân HIV. Ông có thể nói rõ về dự án này? Đối tượng được chữa trị là ai và mất bao nhiêu chi phí?

Các khảo nghiệm về liều thuốc chữa bệnh HIV bằng phương pháp y học dân tộc đang được hội đồng Khoa học UIA và các chuyên gia của ngành y cộng tác cùng UIA  triển khai. Chương trình này đã triển khai được gần 1 năm. Bước đầu đã có những tín hiệu rất tích cực và khả quan. 
Các bài thuốc điều trị HIV bằng y học dân tộc đã được kiểm chứng bằng các thiết bị máy móc của Viện Khoa học Hình sự, được chứng nhận rằng không có yếu tố độc hại.
 Chúng tôi đang triển khai chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng là các chiến sĩ công an, bác sĩ bị phơi nhiễm trong quá trình thi hành nhiệm vu. Đồng thời, chúng tôi cũng điều trị miễn phí cho trẻ em dưới 15 tuổi. 
Chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các tầng lớp xã hội trong chương trình khảo nghiệm chữa trị HIV  bằng thuốc y học dân tộc, bởi ý nghĩa nhân văn, sâu sắc của nó: cứu chữa bệnh nhân HIV không những là việc làm nhân đạo đối với các bệnh nhân mà còn là giải pháp tối ưu trong việc đề phòng sự lây nhiễm tràn lan.
Nguyễn Kim Thoa - Đống Đa – Hà Nội hỏi:  Như thế nào thì được gọi là một người khỏe mạnh 

Nói về khái niệm “người khỏe mạnh” thì có nhiều cách hiểu rất phong phú, tùy thuộc vào từng góc độ. Theo quan niệm của tổ chức y học thế giới, thì người khỏe mạnh là người phải có một “tinh thần lành mạnh trong một cơ thể cường tráng”. Theo quan niệm của y học phương Đông, cơ thể khỏe mạnh là một cơ thể giữ được trang thái âm - dương cân bằng.

Theo quan niệm Phật giáo, cơ thể con người là thân tứ đại, gồm: đất, nước, gió, lửa tạo thành, và cơ thể khỏe mạnh là khi đạt được sự hài hòa của 4 yếu tố ấy. Vậy khi căn cứ vào từng nhân sinh quan, mà chúng ta có những khái niệm về người khỏe mạnh khác nhau. Chung quy lại, theo tôi, người khỏe mạnh là người đang ở trong trạng thái cân bằng, tâm bình khí hòa…
Lê Thị M - Bắc Ninh: Tôi năm nay 21 tuổi chưa lập gia đình, gần đây cứ đêm về trong giấc ngủ tôi lại gặp một người đàn ông không nhìn rõ mặt làm tình với tôi mà tôi không thể nào thoát ra được. Sáng dậy tôi thấy mệt rã rời, tôi kể với 1 số người thì họ khuyên nên đi cúng ở một số đền. Tôi đã làm theo nhưng vẫn không khỏi. Xin hỏi đây có phải là bệnh không và làm cách nào để chữa được?

TS Vũ Thế Khanh: Trường hợp của bạn không phải là hiếm gặp, chúng tôi đã khảo nghiệm hàng trăm trường hợp tương tự như trạng thái của bạn.

Có thể nói đây là một “bệnh âm” như dân gian thường gọi, bạn nên đến Liên Hiệp UIA - tại  Số 1 Đông Tác – Kim Liên – Hà Nội để các chuyên gia y học kết hợp với những nhà  khoa học về tâm linh kiểm định và có đưa các liệu pháp điều trị hiệu quả. Nhiều trường hợp đã được chúng tôi điều trị thành công. Bạn không nên hoang mang và đừng nghe những lời khuyên của những người hành nghề mê tín dị đoan thiếu cơ sở khoa học.


Nguyễn Thị H – Phú Thọ hỏi: Tôi có một cô em gái bị hoang tưởng về tình yêu hàng chục năm nay và đang có dấu hiệu ngày càng nặng gần như một người tâm thần. Xin hỏi UIA có cách nào giúp em tôi chữa được bệnh không?

TS Vũ Thế Khanh: Theo lời kể của bạn có thể cô em gái rơi vào trạng thái tâm thần tiền phân liệt dạng hoang tưởng. Để có kết luận chắc chắn xin mời gia đình đưa bệnh nhân đến UIA  tại  Số 1 Đông Tác – Kim Liên – Hà Nội  để các chuyên gia ngành y và các chuyên gia  tâm linh kiểm định và đề ra các giải pháp phù hợp. Trường hợp này trong thực tế chúng tôi đã gặp rất nhiều và điều trị rất hiệu quả.

Ngọc Mai - Hải Dương hỏi: Xin ông cho biết về khả năng ngoại cảm và chữa bệnh của nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nghi ở Hải Dương. Cháu thấy trong nhà bà có cả giấy khen của Chính phủ và giấy chứng nhận của UIA?

Chị Nguyễn Thị Nghi ở Hải Dương là vợ liệt sĩ, trong những năm qua có nhiều đóng góp tích cực trong chương trình “Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn” và làm từ thiện xuất sắc, đã được Chính phủ tặng bằng khen và UIA ghi nhận về thành tích này. Tuy nhiên, bằng khen của Chính phủ và của UIA không nhằm vào khả năng chữa bệnh của chị Nghi.
Share this article :

0 comments:

Post a Comment