Home » » Tuyến Yên và Luân xa 6

Tuyến Yên và Luân xa 6

Written By Giai phap ma nguon mo on Monday, September 5, 2011 | 9:06 PM

http://ue.vnweblogs.com/gallery/18513/HV_01.gif
Luân xa 6 được tượng trưng cho tính phân cực của năng lượng giữa tuyến yên và tuyến tùngTuyến Yên có hình dạng như hình hạt đậu và hình quả Thông, nên còn gọi là Tuyến quả thông
367758-HV_01.gif, 3401 bytes

Tuyến quả thông, con mắt thứ 3 ở bên trong bộ não

Nằm sâu bên trong trung tâm bộ não, tuyến quả thông có một cấu trúc tương tự như đôi mắt hai bên của chúng ta. (Photos.com)
alt
Hàng nghìn năm qua, tuyến quả thông đã được thừa nhận như một mối liên hệ của cơ thể người với những cảnh giới tư tưởng thâm sâu hơn – một cửa sổ nhìn vào các chiều không gian khác. Trong khi quan niệm này  dần phai nhạt đi theo thời gian, khoa học đã bắt đầu tập trung nỗ lực để hiểu về những chức năng bí mật của “con mắt ẩn” này.
Khi tôi còn trẻ, những cuộc nói chuyện với bố tôi bao gồm cả những điều có thể quan sát được một cách khoa học và những điều huyền bí. Một trong những chủ đề thú vị nhất mà tôi còn nhớ là hiện tượng trải nghiệm cận tử, trong đó các bệnh nhân thuật lại về những cuộc du ngoạn tạm thời ở bên ngoài cơ thể vật lý của họ trong khi có biểu hiện chết lâm sàng. 
Cha tôi thường nhấn mạnh rằng trong những năm học tập của ông tại trường Y, ông đã học được rằng, các cơ quan mà cho phép con người quan sát những cảnh tượng từ bên ngoài cơ thể của họ không tồn tại vượt ra khỏi đôi mắt vật lý.
20 năm sau khi tôi cũng ở trong hành lang của cùng trường đại học đó, một giáo sư giải phẫu đã tiết lộ một thực tế bí ẩn mà cha tôi đã không nói đến trong những cuộc thảo luận của chúng tôi. Ông đã nói về một bí mật ẩn chứa trong một mạng lưới các tế bào rất nhỏ và ẩn, nhưng vẫn có thể điều khiển được các quá trình trao đổi chất quan trọng sống còn. Đó là một con mắt ẩn.
Con mắt thứ ba
Từ xa xưa, người phương Đông cổ đại thường cho rằng, năng lượng được phát ra từ một bộ phận trung tâm của con người và vùng trung tâm đó chính là "con mắt thứ ba". Hình ảnh con mắt thứ ba được thể hiện trên trán của các vị thần trong các tác phẩm điêu khắc cổ đại ở đền chùa Phật giáo. Người ta tin rằng, con mắt nhìn thấu mọi điều đã được Thượng đế ban tặng cho các vị thần để họ có những năng lực siêu phàm nhìn thấu những vật vô hình. Theo đạo Cao Đài, người tu hành khi đoạt được Pháp sẽ có thêm con mắt thứ ba và con mắt này được gọi là Huệ nhãn, sẽ thấy được cõi vô hình. Trong Yoga, việc luyện tập Marantha để có được một vài năng lực tâm linh thần bí như khai sáng được "con mắt thứ ba" mà người khác không có.
Người Ấn Độ thường chấm một điểm trên trán giữa hai con mắt để diễn tả con mắt thứ ba, chính là thần nhãn, để thấy được những gì mà hai con mắt trần vẫn nhìn mà không thể thấy được. Nhiều giả thuyết khác lại cho rằng, do từ thời xa xưa, Adam và Eva đã phạm luật thiên đàng nên hạch tuyến Pituitary và Pineal nằm ở khoảng giữa hai con mắt đã dần bị hạn chế khả năng nhìn nhận ánh sáng.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của một số nhà khoa học thì thông thường mỗi sinh vật có một con mắt thứ ba nằm ở trung tâm não có tên là tuyến tùng. Nó cảm nhận giống như một con mắt vì tuyến tùng phản ứng lại với những thay đổi của ánh sáng. Một khám phá gần đây cho thấy mắt thường cũng có thể sản xuất được chất melatonin, làm cho vai trò của tuyến tùng trong con người càng ít quan trọng hơn nữa.
Lobsang Rampa, một tăng sĩ nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng đã có viết một quyển sách "Tây Tạng huyền bí" (The Third Eye), trong đó miêu tả chi tiết về cách khai mở con mắt thứ ba, là con mắt trí tuệ, giúp cho hành giả thấy rõ được quá khứ và vị lai. Vị trí của con mắt thứ ba theo cách gọi của tử vi Trung Hoa, được gọi là nơi Ấn đường.
Một số thử nghiệm
Tiến sĩ Vitaly Pravdivstev đã thực hiện một số thử nghiệm và kết luận rằng, con mắt thứ ba này có thể tìm thấy ở thời kỳ phôi thai và sẽ mất đi khi thai nhi tiếp tục lớn lên. Nó chỉ để lại mấu trên não (epiphysis) ở tuyến yên phía trước tiểu não. Epiphysis có đặc điểm tương tự như mắt, chịu sự điều khiển của tuyến yên và nhãn cầu. Nó cũng có một thuỷ tinh thể và các chức năng cảm nhận màu sắc giống mắt. Trong quá trình tiến hoá hàng nghìn năm của con người, epiphysis từ kích cỡ bằng quả anh đào đã bị nhỏ đi bằng hạt đậu do thiếu hoạt động.
Ở Việt Nam, nhiều cuộc thử nghiệm về đề tài này cũng đã được tiến hành. Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải đã từng nhắc đến cô gái Việt Nam có khả năng kỳ lạ trên và chương trình "Những chuyện lạ Việt Nam" cũng đã ghi hình và cho phát toàn bộ cuộc thử nghiệm khả năng đặc biệt của cô gái này. Mặc dù 2 mắt bị bịt kín nhưng cô vẫn đi lại, hoạt động và đọc chính xác sách báo như bình thường.
367758-HV_01.gif, 3401 bytes
Hãy tưởng tượng một cơ quan thị giác có khả năng nhìn vào các không gian vượt ra ngoài thế giới vật chất của chúng ta. Sinh vật kỳ lạ nào sở hữu những khả năng kỳ lạ như thế? Con người. Thể tùng quả (tuyến quả thông), một thứ quý giá bé xíu nằm ẩn trong trung tâm của đầu não, không chỉ có khả năng nhận biết được ánh sáng bên ngoài giống như đôi mắt ở hai bên của chúng ta, mà cấu trúc thực sự của nó còn giống với con mắt thông thường ở một trạng thái nguyên thủy hơn.
Tuyến quả thông thực hiện một loạt các chức năng quan trọng của cơ thể, như sự phát triển giới tính, sự trao đổi chất, và sự sản xuất ra melatonin. Nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra các đặc điểm có trong tuyến quả thông mà vượt quá một sự giải thích đơn giản. Do cấu trúc độc nhất của cơ quan này, các nhà khoa học đã kết luận rằng nó hẳn là đã từng đảm nhận một số chức năng đang tiềm ẩn. Y học hiện đại đã khám phá ra rằng tuyến nằm sâu bên trong trung tâm bộ não này có chứa các tế bào tiếp nhận ánh sáng. Nhưng quan điểm chiếm ưu thế hơn cho rằng những đặc điểm này đơn giản chỉ miêu tả những khả năng tiềm ẩn từ một thời kỳ trước trong sự tiến hóa của chúng ta.
Theo hiểu biết theo thuyết tiến hóa của khoa học về thể tùng quả, cơ quan này đã từng tồn tại như một hệ thống dây thần kinh lộn xộn nằm ở bên ngoài bề mặt của hộp sọ. Nó chuyên tiếp nhận những thay đổi về ánh sáng, cung cấp cho chủ nhân của nó nhiều khả năng chạy trốn hơn trong trường hợp bị dã thú tấn công. Hiểu biết này nhìn nhận rằng tuyến quả thông thực hiện các chức năng giống như hai con mắt, khác biệt duy nhất nằm ở sự nhất quyết kỳ lạ của nó là rút vào bên trong hộp sọ.
Một giả thuyết gần đây được đề xuất bởi David Klein, trưởng bộ phận Nội tiết thần kinh tại Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Quốc gia, đề xuất rằng các võng mạc nguyên thủy đã thực hiện chức năng kép bao gồm cả thu nhận hình ảnh và sản xuất melatonin. Ông tin rằng qua thời gian chức năng thứ hai này đã chuyển sang tuyến quả thông, một cơ quan được giải phóng, trong khi sự thoái hóa của võng mạc như một sản phẩm của melatonin trong các loài động vật có vú vẫn tiếp tục mà không có sự giải thích chặt chẽ.
Mặc dù ngày nay tuyến quả thông được thừa nhận là tốt cho việc tiết ra các chất nội sinh, nhưng chắc chắn rằng nó vẫn còn chứa đựng một khả năng cảm nhận ánh sáng quan trọng, một quá trình của cơ thể đã được khoa học công nhận.
Ngạc nhiên là, nếu như cả hai mắt được bỏ đi và đường giải phẫu từ khu vực phía trước của tuyến này được phơi ra ánh sáng, thì cơ quan này vẫn có thể đáp lại kích thích theo một cách tương tự như đôi mắt ở hai bên. Thực tế này đã khiến một số nhà nghiên cứu phải cân nhắc là liệu có phải tuyến quả thông không chỉ là một con mắt bị thoái hóa. Điều gì xảy ra nếu nhiều quá trình vẫn còn bị hiểu sai của bộ não cư ngụ ở trong hình nón nhỏ bé này?
367758-HV_01.gif, 3401 bytes

Suy chức năng tuyến yên

Suy chức năng tuyến yên gồm: bệnh do tổn thương thuỳ trước tuyến yên, kèm theo suy chức năng các tuyến sinh dục, tuyến giáp, vỏ thượng thận; hoặc suy toàn bộ chức năng tuyến yên. Do tuyến yên có vai trò chỉ huy, điều hòa các chất nội tiết trong cơ thể, nên khi bị suy tuyến yên, các chất nội tiết bị suy giảm, dẫn đến bệnh nhân bị sa sút nghiêm trọng thể chất và tinh thần.
Biểu hiện đa dạng của bệnh
alt
 Vị trí tuyến yên và vùng dưới đồi trong não.
Những bệnh nhân suy hoàn toàn chức năng thùy trước tuyến yên như phẫu thuật cắt bỏ thùy trước tuyến yên để chữa bệnh mà không được điều trị thay thế, người bệnh sẽ tử vong. Các nguyên nhân khác thì suy chức năng tuyến yên thường không hoàn toàn, biểu hiện như sau:
- Dấu hiệu suy chức năng tuyến thượng thận vì giảm tiết ACT: từ ngày thứ 4 - 14 sau khi ngừng các thuốc điều trị thay thế ở những bệnh nhân cắt bỏ hoàn toàn tuyến yên, bệnh nhân có biểu hiện: nôn, buồn nôn, mệt mỏi, huyết áp hạ, chán ăn; sút cân, có thể có những cơn hạ đường huyết; mất sắc tố da ở mặt, quầng vú, núm vú, bìu; xét nghiệm: giảm Na+ máu; hạ đường huyết; cortisol máu và niệu giảm; ACTH giảm...
Rối loạn chức năng bài tiết nước tiểu của thận trong suy tuyến yên một phần do suy chức năng tuyến thượng thận. Bệnh nhân có thể hôn mê.
- Dấu hiệu suy chức năng tuyến giáp do giảm tiết TSH: xuất hiện từ tuần thứ 4 - 8 sau khi ngừng điều trị hormon thyroxin cho bệnh nhân cắt bỏ hoàn toàn tuyến yên: mệt mỏi; sợ lạnh; táo bón; suy nghĩ chậm chạp; cử động chậm; rụng lông; da khô, phù niêm mạc. Xét nghiệm: thiếu máu; tăng cholesterol, lipid máu; các hormon FT4, FT3, TSH giảm.
- Dấu hiệu do giảm tiết hormon tăng trưởng (GH): trẻ em chậm lớn; xét nghiệm: hạ đường huyết, các hormon  GH giảm, thiếu GH và ACTH sẽ đưa đến giảm đường máu lúc đói.
- Dấu hiệu suy chức năng sinh dục do giảm tiết gonadotropin: mệt mỏi; rụng lông nách, lông mu; nam giới, tinh hoàn và dương vật teo nhỏ, dục tính và cường dương giảm, không có tinh trùng; nữ giới, giảm hoặc mất dục tính, mất kinh nhưng không có cơn bốc hoả, teo buồng trứng, teo âm đạo, vô sinh.
- Biểu hiện ngoài da: nhiều nếp nhăn trên da xung quanh mắt và miệng làm cho bệnh nhân trông già trước tuổi; những vết sậm da quầng vú có thể bị trắng, những chỗ da sạm do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng nhạt dần hay mất đi.
- Những triệu chứng về máu: thiếu máu đẳng sắc do giảm yếu tố kích thích sản sinh hồng cầu; do suy chức năng tuyến giáp mạn tính dẫn đến giảm sinh sản hồng cầu, thiếu máu nhẹ; trong bệnh Sheehan, vì chảy máu nhiều sau đẻ dẫn đến thiếu máu nặng; một số bệnh nhân suy tuyến yên mạn tính có thể bị thiếu máu ác tính.
Điều trị bệnh như thế nào?
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp. Điều trị thay thế các nội tiết tố khi có triệu chứng suy chức năng tuyến ngoại vi, có thể dùng một trong các thuốc sau đây: corticoid; hormon tuyến giáp: L.thyroxine, bao giờ cũng chỉ bắt đầu điều trị sau khi đã bổ sung corticoid từ 3-5 ngày; nội tiết tố sinh  dục: ở nam giới dùng Hetylate de testoteron hoặc Cyclo-hexane- propionate de testoteron; ở nữ dùng  oestrogel,  progynov,  progesterone.
Điều trị các nhiễm khuẩn như viêm não, màng não, lao, nhiễm khuẩn hậu sản, nhiễm khuẩn huyết, những biến chứng sau đẻ; do u ở tuyến yên hay vùng dưới đồi, điều trị bằng phẫu thuật hay bằng tia X
ì sao bị suy chức năng tuyến yên?
- Các yếu tố gây bệnh tại tuyến yên gồm: khối u, do tuyến yên nằm trong một hốc xương, nên một khối u tại chỗ hay di căn từ nơi khác tới phát triển chèn ép vào thuỳ trước tuyến yên; do viêm trong các bệnh giang mai, lao, nấm, nhiễm khuẩn mủ gây viêm não, màng não; nghẽn mạch trong xoang hang, viêm động mạch thái dương, phồng động mạch cảnh, chấn thương sọ não gây chảy máu não; hoại tử tuyến yên sau đẻ: rối loạn tuần hoàn và chảy máu nhiều, nhiễm khuẩn huyết trong thời gian đẻ hoặc nạo phá thai, do co thắt động mạch, nghẽn tắc trong các mạch máu tuyến yên dẫn đến hoại tử thuỳ trước tuyến yên; nhồi máu trong tuyến yên ở những bệnh nhân tiểu đường có thoái hoá mạch máu lan tràn.
- Tại vùng dưới đồi, tổn thương vùng dưới đồi hoặc làm mất khả năng tổng hợp các hormon, hoặc rối loạn quá trình vận chuyển các hormon: khối u trên hố yên như u tuyến tùng, u màng não, u ống nội tủy, u sọ hầu, u thần kinh mắt, di căn ung thư từ các cơ quan khác tới; chấn thương sọ não vùng dưới đồi; nhiễm khuẩn; não nước; dị dạng bẩm sinh.
- Ảnh hưởng của điều trị: do phẫu thuật; cắt cuống tuyến yên; đặt hoặc chiếu xạ vào vùng tuyến yên
Theo Suckhoedoisong
367758-HV_01.gif, 3401 bytes

Suy tuyến yên gây nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Tuyến yên (hình bầu dục màu vàng nằm trong hốc xương).
alt
Chậm tăng trưởng, mất khả năng sinh sản, suy giáp... là những hậu quả thường xảy ra ở người mắc bệnh này. Bệnh nhân suy tuyến yên thậm chí còn bị đe doạ tính mạng, nhất là trường hợp suy cấp do có khối u lớn.
Tuyến yên có kích thước gần bằng hạt đậu, nằm ở đáy não, được xương bao quanh. Chức năng của nó được vùng dưới đồi kiểm soát tuyến yên thông qua các hoóc môn điều khiển. Đến lượt mình, tuyến yên điều hòa nhiều hoóc môn, kiểm soát nhiều chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Những hoóc môn tuyến yên có tác dụng kích thích các tuyến khác trong cơ thể nên hậu quả của bệnh rất nặng nề:
- Thiếu hoóc môn hướng sinh dục: Gồm LH và FSH, có tác dụng kích thích tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ, ảnh hưởng đến sự sinh sản.
- Thiếu hoóc môn kích thích tuyến giáp (TSH), gây suy giáp.

- Thiếu hoóc môn hướng vỏ thượng thận (corticotropin, ACTH...).
- Thiếu hoóc môn tăng trưởng(GH): Tình trạng này nếu xảy ra trước tuổi dậy thì sẽ gây chậm tăng trưởng. Người trưởng thành cũng bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân gây suy tuyến yên có thể là rối loạn nội tiết, u bướu, viêm nhiễm, tổn thương tuyến yên hoặc thiếu máu nuôi tuyến yên.
Bệnh thường xảy ra từ từ, có thể hằng tháng đến hằng năm, rồi khởi phát triệu chứng một cách đột ngột. Các triệu chứng thường không đặc hiệu như mệt mỏi, lạnh, yếu cơ, ăn không ngon, sụt cân, đau bụng, huyết áp thấp, nhức đầu, rối loạn thị giác.
Phụ nữ thiếu hoóc môn hướng sinh dục do suy tuyến yên thường mãn kinh sớm, bóc hỏa, khô âm đạo và đau khi giao hợp. Người sau mãn kinh thường không có những triệu chứng này, biểu hiện đầu tiên có thể là nhức đầu và giảm thị lực. Đàn ông thường than phiền về rối loạn tình dục. Cả 2 giới đều bị giảm hệ lông.

Những trường hợp thiếu hoóc môn kích thích tuyến giáp thường không chịu được lạnh, mệt mỏi, mập, táo bón, xanh xao, da khô và dày. Nếu thiếu hoóc môn kích thích vỏ thượng thận, bệnh nhân thấy
mệt mỏi, yếu cơ, sụt cân, huyết áp thấp, buồn nôn, da xanh, giảm lông ở nữ. Trẻ thiếu hụt hoóc môn tăng trưởng sẽ bị lùn, chậm phát triển, béo phì, da nhăn nheo.

Ngoài ra, bệnh nhân suy tuyến yên còn có dấu hiệu da khô, xanh xao, thô ráp. Mặt xuất hiện những nếp nhăn nhỏ không liên quan đến biểu hiện cảm xúc.

Có nhiều phương pháp điều trị, tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính của người bệnh, mức độ nặng của suy tuyến yên, số lượng hoóc môn bị thiếu... Với những người thiếu hoóc môn sinh dục, bác sĩ sẽ cho dùng oestrogen (nữ) hoặc testosterone (nam) ở liều thấp nhất có thể đem lại hiệu quả. Bệnh nhân nam và nữ bị suy tuyến yên do bệnh lý của vùng dưới đồi cũng có thể điều trị thành công bằng hoóc môn GnRH vì nó giúp phục hồi khả năng sinh dục và sinh sản.

Bệnh nhân thiếu hoóc môn tuyến giáp phải làm xét nghiệm chức năng tuyến thượng thận và điều trị bằng steroid trước khi dùng hoóc môn tuyến giáp thay thế. Người bị thiếu hoóc môn vỏ thượng thận sẽ được dùng hydrocortisone hay cortisone. Những trường hợp thiếu hoóc môn tăng trưởng sẽ được bổ sung hoóc môn này.
Điều trị suy tuyến yên không khó nhưng phải thực hiện liên tục suốt đời. Việc dùng thuốc phải rất thận trọng theo đúng chỉ định của bác sĩ nhằm hạn chế tối đa các tác dụng phụ. Đây là một bệnh dai dẳng, tiên lượng phụ thuộc vào nguyên nhân ban đầu.
(Theo Bác Sĩ Gia Đình)

http://ue.vnweblogs.com/gallery/18513/369835-009.gif

CHĂM SÓC TUYẾN YÊN

Tuyến yên có vai trò hàng đầu duy trì tuổi thọ và trạng thái sức khỏe. Tuyến yên vừa điều khiển sự chuyển hóa năng lượng bên ngoài vào ( điều khiển hoạt động Kinh mạch huyệt đạo, hô hấp ), vừa chuyển hóa năng lượng bên trong (điều tiết nội tiết tố). Chuyển hóa năng lượng là vai trò chủ đạo sự sống, như vai trò Thượng Đế trong mỗi con người. Tuyến yên yếu thì sức khỏe kém.. Tuyến yên khỏe thì sinh lực vô cùng mạnh mẽ, quá trình khỏi bệnh diễn ra nhanh chóng, đáp ứng miễn dịch rất tốt.
Tuyến yên được Tạo hoá sắp đặt ở vị trí giữa đầu, nơi an toàn nhất, không có sự va chạm cẩu thả nào có thể đụng tới tuyến yên. Tuyến yên nhỏ như một hạt lạc nhưng nắm giữ bí mật sinh mạng mỗi người. Tuổi tác làm tuyến yên lão hóa dần. Hoạt động tuyến Yên nhờ năng lượng Nguyên khí . Nguyên khí là vốn bẩm sinh từ cha mẹ dòng họ di truyền, quyết định tuổi thọ của mỗi người. Phần lớn nguyên khí được sử dụng vào ban đêm để duy trì các hoạt động thần kinh thực vật, còn thần kinh động vật nghỉ ngơi hoàn toàn. Yếu nguyên khí thì Tuyến yên kém hoạt động, kinh mạch tắt dần , ngừng thở
Suy thoái tuyến yên sớm do nhiều nguyên nhân: do di truyền, do ô nhiễm môi trường, do tình dục quá mức, do “truyền nhân điện”chữa bệnh, do thiếu ăn làm việc kiệt sức trong thời gian dài . Dấu hiệu suy thoái ban đầu là bàn tay chân teo khô, lạnh, nhăn nheo, da thô ráp, có chai da dưới gốc ngón tay ngón chân mà không do lao động, tóc bạc sớm, giảm sút trí nhớ . Sinh khí thiếu làm da tay chân bị chai khô, dễ phát sinh bệnh nan y,.
Bệnh ủ nhiều năm, phát bệnh thì mệt mỏi, sút cân, khát nước, ù tai, đau gáy, nhức xương, có bọng nước ở mắt, ở chân, mắt kém, thiếu máu, bệnh nan y, và các bệnh lai rai lâu khỏi. Vì vậy nếu phát hiện có nốt chai da ở gốc ngón tay út, áp út : Phải luyện tập vô thức phục hồi tuyến yên, ăn uống dinh dưỡng cao, không nhiễm hóa chất, ngừng rượu bia. Khi sức khỏe tốt thì da tay mọng căng, mềm mại, ấm áp, hết chại da Tuyến yên hoạt động chủ yếu bằng Nguyên khí bẩm sinh. Do đó tây y không can thiệp đầy đủ các hoạt động bí ẩn của tuyến yên, dù có phương tiện hiện đại bệnh nan y vẫn tăng. Mỗi người tự giác chăm sóc tuyến yên, không đổ thừa hoàn toàn cho bác sĩ.
Thực hành 2-3 tháng. (đã tập xong bài 2)
1- Tiếp tục tập bài số 1 như hướng dẫn. Thời gian rảnh rỗi tập động tác “Tứ diệu kết”
2- Chăm sóc tuyến yên:
- Đặt tay vào Ấn đường, điểm Trường sinh, hõm nách, Ủy trung, vùng đầu gáy, chẩm , thái dương, trán , mắt. Mỗi chỗ 10-30 phút, mỗi ngày đặt vài chỗ.
Chú ý : Trong 6 tháng luyện tập hệ A, thường xuyên rà tay trên đỉnh đầu cách 0,5cm, thấy có luồng hơi nóng bốc thoát trên đỉnh đầu là thành công khai mở Hà Đào Thành, được chuyển bài tập hệ B. Nếu chưa đạt yêu cầu này, phải tập lại từ bài Thể dục vô thức, hoặc đăng ký theo một khóa học.
alt
Những dấu hiệu suy thoái tuyến yên rất nặng:
Điểm phản xạ tuyến yên ở giữa ngón chân cái bị chai da, có tổn thương, và bọng nước ở mắt cá chân:
alt
ĐOÀN THANH HƯƠNG
Share this article :

0 comments:

Post a Comment