Home » » Công năng của KIM-TỰ-THÁP-NHÂN-ĐIỆN

Công năng của KIM-TỰ-THÁP-NHÂN-ĐIỆN

Written By Giai phap ma nguon mo on Tuesday, September 6, 2011 | 12:17 AM

Nói tới Kim tự tháp (pyramid – tháp có dạng chữ ‘Kim’ của Trung hoa), người ta thường nghĩ ngay đến các Kim tự tháp ở Ai Cập (Egypt) với nhiều huyền thoại và bí mật chưa có đáp án. Thật ra Kim tự tháp được tìm thấy ở khắp các lục địa trên quả địa cầu, được xây dựng từ nhiều ngàn năm trước vào nhiều thời điểm khác nhau và phần lớn đã bị chôn vùi dưới đất sâu
            Vì bí mật chưa được khám phá, người ta đương nhiên chưa thể đồng ý nhau về công dụng hay mục đích của Kim tự tháp. Theo người Peru, Mayas, Mexican, các Kim tự tháp xây ở Peru và Mexico là để dùng làm nơi thờ phụng tương tự như sự tin tưởng của người Á châu về các Kim tự tháp được khai quật trong vùng này.
            Có người cho rằng Kim tự tháp chỉ là một nhà mồ chôn các vị vua chúa hay những nhà lãnh đạo tôn giáo và giữ các xác chết đó không bị mục rữa – một nơi ướp xác.
            Cũng có nhiều người tin rằng Kim tự tháp phát ra những năng lượng đặc biệt chẳng những giúp cho người đến hành lễ hay trú ngụ trong Kim tự tháp dễ đạt được mục đích của tôn giáo mà còn có thể là nơi phát ra điện cho dân chúng thời đó dùng.
            Ngoài ra còn nhiều người cũng hi vọng Kim tự tháp là nơi tàng trữ các ‘bí kíp’ của thời đại văn minh cao độ trước đây và dường như hầu hết mọi nghiên cứu, bàn cãi sôi nổi từ hơn nửa thế kỷ qua đều đổ dồn về các Kim tự tháp lớn nhất ở Ai Cập như Cheops (Great Pyramid) Chephren (Khafra), Mycerinus ở Giza và Seneferu ở Dahshur.
Mặc dù một số không nhỏ các nhà khảo cổ, kiến trúc sư, sử gia, khoa học gia đã tốn nhiều công tìm kiếm, kiểm nghiệm, nghiên cứu nhưng các câu hỏi căn bản như: ai xây Kim tự tháp? Các Kim tự tháp được xây dựng với mục đích gì? Các dụng cụ khoa học kỹ thuật tân kỳ nào đã được dùng và từ đâu mà có? v.v... vẫn chưa có đáp án nhưng vấn nạn gây nhiều chú tâm nhất cho mọi giới có lẽ là mục đích và công dụng của Kim tự tháp.
Ngành Nhân Điện của Thầy Lương Minh Đáng sử dụng mô hình ‘Kim-tự-tháp-nhân-điện’ như là một dụng cụ để tập luyện thiền định và chữa bệnh dành cho các học viên sau khi đã tập sử dụng Luân xa 6. Mô hình ăng-ten (antenna model) bên trong có Kim-tự-tháp-nhân-điện nhỏ dành cho các học viên các cấp cao hơn nữa. Phù hiệu của ngành Nhân Điện là hình một Kim-tự-tháp đôi 3 mặt với rồng phượng chầu hai bên.
Kim-tự-tháp-nhân-điện làm bằng chất nhựa trong (clear mica) có 3 mặt mang hình dạng của tam giác đều khác với Kim tự tháp thông thường có 4 mặt hình tam giác cân. Vì chỉ có 3 mặt nên đáy của Kim-tự-tháp-nhân-điện cũng có hình dạng của tam giác đều giống như 3 mặt kia trong khi đáy của Kim tự tháp thông thường có hình vuông. Đây là điểm khác biệt quan trọng giữa hình dáng Kim-tự tháp-nhân-điện và Kim tự tháp Ai Cập.
Thầy Lương Minh Đáng cho làm các mô hình Kim-tự-tháp-nhân-điện với 3 cỡ khác nhau – cỡ lớn, cỡ trung và cỡ nhỏ.
Kim-tự-tháp-nhân-điện cỡ lớn có chiều dài mỗi cạnh là 49cm. Mỗi cạnh của cỡ trung là 13cm và cỡ nhỏ có mỗi cạnh là 4.33cm. Trên 3 mặt của Kim-tự-tháp-nhân-điện cỡ lớn, trung hay nhỏ đều có 12 vạch đều nhau màu xanh da trời phân chia mỗi Kim-tự-tháp-nhân-điện ra 13 tầng và như vậy mỗi Kim-tự-tháp-nhân-điện có tổng cộng 13 Kim-tự-tháp đồng dạng nằm lồng trong nhau, chồng lên nhau và có chung một đỉnh.
Mặt đáy của Kim-tự-tháp-nhân-điện là một lỗ tròn có nắp đậy vừa vặn để Kim-tự-tháp-nhân-điện cỡ nhỏ hơn được đưa vào bên trong. 
Thầy Lương Minh Đáng chỉ cho sản xuất 6 Kim-tự-tháp-nhân-điện cỡ lớn trong đó lồng Kim-tự-tháp-nhân-điện cỡ trung. Các Kim-tự-tháp-nhân-điện lớn này chỉ đặt một cái tại một nơi quan trọng của mỗi châu trên thế giới và tại Trung tâm Nhân Điện trung ương.
Các hành giả Nhân Điện chỉ tập luyện bằng Kim-tự-tháp-nhân-điện cỡ trung lồng bên ngoài Kim-tự-tháp-nhân-điện cỡ nhỏ và mô hình hai Kim-tự-tháp này thường được gọi tắt là Kim-tự-tháp-đôi. Hành giả Nhân Điện sau khi luyện tập Luân xa 6 dùng Kim-tự-tháp-nhân-điện cỡ nhỏ để chữa bệnh nhưng sau đó, ở 3 cấp cao nhất của Nhân Điện, sau khi đã tập luyện nhuần nhuyễn Kim-tự tháp-đôi, không dùng Kim-tự-tháp hữu hình nữa mà chỉ tập luyện mô hình ăng-ten (bên trong có Kim-tự-tháp-nhân-điện cỡ nhỏ) và chữa bệnh bằng Kim-tự-tháp-tưởng tượng của chính mình trùm người bệnh hoặc phủ trùm lên vật hay nơi muốn truyền năng lượng mà thôi.
Theo Thầy Lương Minh Đáng, tập luyện Kim-tự-tháp-nhân-điện và mô hình antenna có công dụng làm phát triển khả năng hoạt động của hai tuyến, ‘tuyến Yên’ (pituitary gland) và ‘tuyến Tùng’ (pineal gland) nằm giữa tiểu não và đại não, khoảng giữa đầu của hành giả Nhân Điện. Khi hai tuyến này được phát triển đúng mức, nối kết và phối hợp thật chặt chẽ với nhau, hành giả sẽ đạt được khẳ năng miễn nhiễm, có năng lực chữa lành bệnh mau chóng cho mình và cho người khác cũng như có thể đạt đến trình độ phát triển tâm linh vượt mức.
Qua cách hướng dẫn tập luyện và trị bệnh của Thầy Lương Minh Đáng, ngành Nhân Điện tin rằng Kim-tự-tháp-nhân-điện (sau khi được Thầy truyền năng lượng) có một năng lượng rất mạnh chẳng những bên trong Kim tự tháp mà còn phát triển ra dưới đáy cũng như các đỉnh. Tuy nhiên mô hình Kim-tự-tháp-nhân-điện, theo Thầy Lương Minh Đáng, cũng chỉ là những phương tiện hữu hình áp dụng trong thời gian đầu tập luyện hơn là một thứ dụng cụ y khoa thật sự hoặc một linh vật để thờ phụng mặc dù sau một thời gian thiền tịnh, Kim-tự-tháp-nhân-điện của hành giả tích tụ một năng lượng rất mạnh.
Trong khi nhiều hành giả Nhân Điện đã tự mình trải nghiệm việc tập luyện Kim-tự-tháp-nhân-điện, mô hình antenna trong một thời gian và không thể phủ nhận công năng của Kim-tự-tháp-nhân-điện (kể cả Kim-tự-tháp-nhân-điện-tưởng-tượng) trong việc thiền định và chữa bệnh, không ít người chưa học Nhân Điện hay chưa được chữa bệnh bằng Nhân Điện có thể vẫn hoài nghi về năng lượng của Kim-Tự-Tháp và sự ứng dụng của năng lượng Kim-tự-tháp-nhân-điện.
Trước khi phân tích và dẫn chứng công năng của Kim-tự-tháp-nhân-điện trong việc thiền định và chữa bệnh, tìm hiểu về một số công dụng của Kim-tự-tháp thông thường kiểu Ai Cập để đối chiếu có lẽ là điều không thể thiếu.

I. Sự hiện hữu và tác dụng của năng lượng trong mô hình Kim tự tháp Ai Cập: 
Vào đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, phong trào tìm hiểu và ứng dụng năng lực của Kim tự tháp trở nên sôi nổi tại Mỹ và nhiều quốc gia khác ở Âu Châu sau khi tin tức về Ủy ban Duyệt xét Bằng Sáng Chế của Tiệp Khắc (Czechoslo-vakia) cấp Bằng Sáng Chế (Patent) số 91304 cho kỹ sư Karl Drbal vào năm 1959 được phổ biến.
a)     Năng lực bảo quản:
Năm 1959, Karl Drbal, một kỹ sư vô tuyến ở Tiệp Khắc, đã được cấp Patent (Bằng sáng chế) chuẩn nhận khám phá của ông về tác dụng của năng lượng bên trong mô hình Kim tự tháp làm bằng gỗ hay giấy phỏng theo hình dạng Great Pyramid của Cheops ở Ai Cập.
Đơn xin Patent của kỹ sư Karl Drbal đã mất 10 năm trời để duyệt xét và trong suốt thời gian một thập niên đó, Kỹ sư Karl Drbal đã phải liên tục bổ túc những bằng chứng kiểm nghiệm mới của ông và cuối cùng Ủy Ban Duyệt Xét Bằng Sáng Chế (Patent Examination Commission) của Tiệp Khắc đã phải công nhận khám phá lạ lùng của ông:
‘đặt một lưỡi dao cạo râu sau khi sử dụng vào trong mô hình Kim tự tháp ở vị trí 1/3 chiều cao của Kim tự tháp theo hướng Bắc-Nam, năng lượng, điện, từ trường, điện từ trường (energy, electricity, hay bất kỳ tên nào đó đặt cho loại năng lượng này phát ra từ bên trong mô hình Kim tự tháp sẽ khôi phục lại độ bén của lưỡi dao cạo. Công năng của loại năng lượng điện từ trường trong mô hình Kim tự tháp có tác dụng tái tạo cơ chế và hình dạng của lưỡi dao cạo bị ‘hao mòn, hư hại, tổn thương’ sau khi sử dụng (cạo râu).  
Đoạn cuối của phần mô tả về dụng cụ sáng chế của kỹ sư Karl Drbal được Hội đồng Giám khảo chấp thuận và chuẩn nhận như sau:
‘Sáng chế nầy được thử nghiệm đặc biệt cho một dụng cụ có hình dạng của một Kim tự tháp, nhưng nó không giới hạn trong hình dạng riêng biệt này, điều đó có nghĩa là nó có thể có giá trị cho các dạng hình học làm bằng các chất không dẫn điện, sử dụng phương cách như mô tả trong sáng chế này, được giải thích như định nghĩa dưới đây:             Trong khoảng không gian giới hạn bằng hình dạng Kim tự tháp hay một hình dạng hình học khác, một tiến trình tự tái tạo sẽ bắt đầu tác dụng lên lưỡi dao cạo (lưỡi lam) và tiến trình này chỉ sản xuất khả năng tái tạo đó qua hình dạng vừa nói mà thôi – điều này có nghĩa là sự kích thích (xung động) của hình dạng này chỉ sản xuất qua trường động lực của trái đất và vũ trụ xung quanh như điện, nam châm, điện từ, lực hút của trái đất… và có thể những phạm vi và năng lượng khác chưa được định nghĩa. Tiến trình này có tác động trên phần lưỡi của dao cạo bằng cách làm giảm thiểu các xáo trộn nội tại (các sự đảo lộn, xáo trộn gây ra do tiến trình cạo râu) của các liên kết tĩnh trong cơ cấu vi-kết (micro-crystalitic) của lưỡi bén (làm bằng thép thượng hạng) đưa đến kết quả tái tạo cơ cấu tuyệt hảo và kết tinh của nó; một sự tái tạo mang tác động của sự phục hồi đặc tính vật chất và cơ chế của lưỡi dao cạo, làm mất đi phần ‘yếu’ của vật do cạo râu và công năng này chỉ ứng dụng đối với các khuấy động kết tinh trong trạng thái tĩnh mang tính đàn hồi và không thuộc loại vĩnh viễn (như lưỡi dao bị mẻ).
 
Năm 1973, Mankind Research Unlimited Inc. được thành lập ở Washington D.C. và bác sĩ Boris Vern, Giám đốc của dự án nghiên cứu về Kim tự tháp (Pyramid Research Project) đã dẫn đầu một toán chuyên viên làm nhiều thí nghiệm về tác dụng của ‘năng lượng’ bên trong một mô hình Kim tự tháp Ai Cập làm bằng plastic. Năng lực ‘bảo quản’ (preservative power) của năng lượng trong mô hình Kim tự tháp Ai Cập đã được thử nghiệm nhiều lần trên hoa, quả, rau cải, thú, cá, côn trùng, v.v… và kết quả đều giống như nhau: các vật để trong mô hình Kim tự tháp không bị hư hoại và phẩm chất không khác với lúc còn tươi bao nhiêu.
Bà Joan Ann De Mattia, tốt nghiệp Rutgers University College và Học viện Psychorientology ở Laredo, Texas, giáo sư môn ‘Luyện Trí Nhớ và Phương pháp Tập Trung’ đã đích thân làm nhiều thí nghiệm về công năng của mô hình Kim tự tháp Ai Cập làm bằng giấy và được nhiều kết quả lý thú như hoa hồng vàng sau 6 tháng vẫn không bị úa và mùi thơm vẫn còn. Bà cũng dùng các Kim tự tháp giấy đặt dưới gầm giường nhằm
dùng năng lượng Kim tự tháp phát ra tự bồi bổ năng lượng của mình để chữa bệnh.giả vừa trân quý Kim-tự-tháp-nhân-điện của mình vừa phải dùng nó để tập luyện thiền định hàng ngày. Tuy nhiên, không ít người đã làm Kim-tự-tháp-nhân-điện giả bằng plastic mỏng hoặc giấy cứng để thí nghiệm. Mặc dù các Kim-tự-tháp-nhân-điện này không có năng lượng của Thầy Lương Minh Đáng cũng không có năng lượng của hành giả Nhân Điện truyền vào hàng ngày, chỉ thuần bằng 4 miếng giấy hay plastic hình tam giác đều ghép lại thành dạng của Kim-tự-tháp-nhân-điện thôi đã đưa đến các kết quả không khác gì với các thử nghiệm của các nhà nghiên cứu về năng lực của mô hình Kim-tự-tháp-Ai-cập công bố:
·        Đặt hột giống hoa, bầu, bí, khổ qua, bắp, v.v… vào mô hình Kim tự tháp Nhân Điện 3 ngày trước khi gieo. Kết quả, các hạt từng để trong Kim tự tháp nảy mầm nhanh hơn các hạt thường và sau đó tăng trưởng mạnh hơn.
·        Với hoa, trái cây, rau, thịt, côn trùng, v.v… kết quả giống hệt như với các thử nghiệm của Boris Vern, Vern Cameron, Joan Ann De Mattia, v.v…
 Qua vô số thử nghiệm trong suốt mấy thập niên từ sau khi Bằng Sáng Chế số 91304 được cấp cho kỹ sư Karl Drbal, không ai còn có thể hoài nghi về kết luận của Karl Drbal rằng ‘bên trong một mô hình có dạng của một Kim tự tháp Ai Cập hoặc các dạng khối hình học khác làm bằng chất không dẫn điện phát ra một năng lượng đặc biệt và năng lượng này có tác dụng tái tạo, hồi phục lại tình trạng nguyên thủy của một vật nếu vật đó được đặt trong lòng của mô hình’. Ngay chính Karl Drbal cũng đã hết sức ngạc nhiên khi thấy lưỡi dao cạo bị lụt có thể bén trở lại, thép bị hao mòn có thể ‘mọc’ trở ra – công năng của mô hình Kim-tự-tháp làm cho thép trở thành một ‘sinh vật’, một vật sống có thể ‘tăng trưởng’.
Đứng trước hàng loạt các thí nghiệm và trải nghiệm khích lệ, gần đây các nhà nghiên cứu về sinh hóa đã bắt đầu nghiên cứu về tác dụng của mô hình Kim tự tháp (hay năng lượng bên trong các mô hình Kim tự tháp) lên các vi sinh vật và đã công bố vài ghi nhận đáng lưu tâm: vi khuẩn & và vi trùng nuôi cấy (cultures), vi sinh (enzyme), vi khuẩn (bacteria) đặt bên trong mô hình Kim tự tháp có những hoạt động khác so với bên ngoài. Các loại nấm mốc tăng trưởng chậm hơn trong môi trường Kim tự tháp so với độ tăng trưởng của chúng đặt bên ngoài. Một vài bệnh viện ở Âu Châu sử dụng các hộp mang hình dáng Kim tự tháp để trữ các bộ phận trong cơ thể được người chết hiến tặng.
Với công năng ‘bảo quản’ của năng lượng luân lưu trong lòng mô hình Kim tự tháp Ai Cập, người ta bắt đầu tin vào sự trợ lực của năng lượng này cho việc thiền định và chữa bệnh.
a)     Thiền định và chữa bệnh:
Sau khi được sự đồng ý của Karl Drbal, từ đầu thập niên 70, một công ty ở Mỹ ra đời chuyên bán các mô hình Kim tự tháp đủ loại từ Kim tự tháp giấy, gỗ, plastic với nhiều màu khác nhau, đến cả nón và lều cá nhân có hình Kim tự tháp Ai Cập cho công dụng thiền tập và chữa bệnh.
Mặc dù ở thế kỷ 20, ít có người chịu tin rằng Thượng đế nằm trong tâm (linh hồn) mỗi người và sẽ được đánh thức bằng sức mạnh hay năng lượng của Kim tự tháp’ như được ghi trong Tử Thư Ai Cập (the Papyrus of Ani tức Egptian’s Book of Death) còn được hiểu là Sách về sự Đại Tỉnh thức (Book of Great Awakening), các nhà nghiên cứu tâm linh đã làm nhiều thử nghiệm và nhiều người xác nhận rằng năng lực tâm linh (psychic power) được kích thích hoặc nâng cao khi ngồi thiền trong mô hình Kim tự tháp. Các nhà tâm linh học còn đưa đến kết luận là ngồi thiền trong mô hình Kim tự tháp có thể làm thay đổi tình trạng tỉnh thức (altered state of conciousness) nhanh hơn là ngồi thiền trong bối cảnh khác.
Al Manning, Giám đốc của E.S.P. Laboratory, một tổ chức nghiên cứu tâm linh có chi nhánh trên nhiều quốc gia, trụ sở chính đặt tại Los Angeles, California, giải thích rằng hình dáng của Kim tự tháp có chức năng của một máy khuếch đại hình học (geometric amplifier), làm tăng năng lực của người cầu nguyện hoặc tăng thêm tác dụng của những lời khấn nguyện tâm linh của những người có niềm tin tôn giáo. Một phát ngôn viên của tổ chức này cho rằng mô hình Kim tự tháp có nhiều ‘trung tâm năng lượng’ (energy centres) tương tự như các Luân xa (chakras) trên cơ thể con người và 80% người của nhóm này tuyên bố có thể chỉ chính xác vị trí của các trung tâm năng lượng này. Một trải nghiệm lý thú khác là khi đưa bàn tay lên gần đỉnh của Kim tự tháp, họ cảm nhận một cảm giác châm chích giống như cảm giác tê tê khi sờ vào cực của một cục pin lớn.
Nhiều người đã thử ngồi thiền trong một lều có dạng Kim tự tháp và một tỉ lệ tuyệt đối đã công nhận rằng đứng hay ngồi bên trong lều có hình dạng Kim tự tháp Ai Cập đều cảm thấy có một luồng năng lượng đặc biệt chạy vào cơ thể và sau vài giờ ở trong lều, người ta cảm thấy cơ thể có được một luồng năng lượng tràn trề luân lưu. Ngoài ra, những người làm thí nghiệm cũng cảm giác một luồng năng lượng rất mạnh ở vùng gần đỉnh Kim tự tháp.
Hầu như bất cứ ai thử tìm hiểu công năng của mô hình Kim tự tháp đều có cùng một nhận xét là ngồi thiền trong một cái lều mang hình dạng Kim tự tháp có thể tập trung nhanh hơn và dễ đạt được trạng thái nhập định hơn.
Các nhà vật lý học tin rằng Kim tự tháp không những là một hình dạng để tích lũy năng lượng mà còn có khả năng biến đổi và tăng trưởng các năng lượng tích tụ này.
Chúng ta cũng biết từ các định luật vật lý rằng bất kỳ một vật nào có năng lượng luân lưu bên trong đều có khả năng của một ‘tiếng rền trong hốc kín’ (resonating cacity). Chúng ta cũng biết rằng năng lượng luôn luôn được tập trung nhiều nhất va mạnh nhất vào một điểm bên trong vật thể, thường là tại trọng tâm của vật thể đó, không cần biết vật đó đặc hay rỗng (bọng). Từ đó chúng ta có thể đưa đến giả thuyết là các vật thể mang hình dáng Kim tự tháp có tác dụng của một vật rỗng có khả năng khuếch đại cực mạnh và mọi năng lượng của vũ trụ được tập trung vào Kim tự tháp biến chúng thành một lăng kính khổng lồ. Năng lượng tập trung này có thể ảnh hưởng đến các phân tử (molecules) hoặc tinh thể (crystals) của bất kỳ vật thể nào nằm trên vùng phát tuyến (path of the beam) của nó. Vài loại năng lượng có thể tương đương với một tia Laser dù với tần số và cường độ ảnh hưởng khác nhau.
II. Năng lượng phát ra bên ngoài từ mô hình Kim tự tháp:
Từ lâu nay, thế giới dường như đổ dồn về nghiên cứu bên trong Kim tự tháp và hầu hết thí nghiệm trên mô hình Kim tự tháp Ai Cập đều tập trung vào việc tìm hiểu năng lượng bên trong Kim tự tháp. Đối với Nhân Điện, ứng dụng năng lượng phát ra bên ngoài Kim-tự-tháp-nhân-điện để chữa bệnh quan trọng không kém năng lượng luân lưu bên trong
Như đã đề cập ở phần đầu chương này, hành giả Nhân Điện cấp cao đặt Kim-tự-tháp-nhân-điện cỡ nhỏ trên Luân xa 7 (huyệt Bách hội – đỉnh đầu) của bệnh nhân, vận dụng năng lực đưa năng lượng qua Kim-tự-tháp-nhân-điện nhỏ truyền xuống cơ thể bệnh nhân. Kim-tự-tháp-nhân-điện nhỏ cũng được đặt tại các chỗ đau, nếu cần, để truyền năng lượng trực tiếp.
Trường hợp sau đây cho thấy công năng phục hồi và tái tạo của Kim-tự-tháp-nhân-điện đối với các tế bào bị hủy hoại do sức nóng (phỏng) gây ra.
Bà Nguyễn Văn Thanh cùng chồng học lớp 6 (cấp thứ 8 trong ngành Nhân Điện) ở Thái Lan vào tháng 7 năm 1997. Cả hai đều tập sử dụng Kim-tự-tháp-nhân-điện đôi. Vào đầu năm 1997, trong một buổi tiệc, Bà Thanh bị cả cái lẩu điện đầy nước súp đang sôi đổ ập lên người khiến Bà bị phỏng hết phần trước mình từ cổ xuống đến bụng và đùi. Các chỗ bị phỏng, một phần da phồng lên cao mọng nước, phần khác bị lột hẳn da.
Tại phòng cấp cứu của bệnh viện, ông Thanh đợi khi bác sĩ và y tá không có mặt, dùng Kim-tự-tháp-nhân-điện trị cho vợ bằng cách rà Kim tự tháp lên trên các chỗ phỏng, cách da chừng 3cm, cùng lúc dùng Luân xa 6 nhìn kim tự tháp từ đỉnh xuống đáy.
Ngày sau thì bà Thanh cảm thấy đỡ đau nhiều, các chỗ da phồng bắt đầu xẹp xuống và dính trở lại với thịt, phần bị lột da cũng lành mau chóng trước sự ngạc nhiên của bác sĩ và y tá của bệnh viện vì chưa từng thấy trường hợp bệnh nhân bị phỏng nào phục hồi nhanh chóng như vậy. Bà Thanh được xuất viện mấy ngày sau và đặc biệt bà Thanh chỉ bị vài vết sẹo nhỏ, mờ dù đã phỏng rất nặng. 
Các hành giả Nhân Điện không ai hoài nghi về công năng của Kim-tự-tháp-nhân-điện trong việc chữa bệnh vì trải nghiệm nhiều nhưng trước khi mổ xẻ sâu hơn về tác dụng này, thử đọc qua câu chuyện của Peter Tompstins ghi nhận về điện năng trên đỉnh Kim tự tháp Ai Cập Cheops.
Trong quyển Secrets of the Great Pyramid (Bí mật của Đại Kim tự tháp, Peter Tompstins đã ghi lại chuyện Sir W. Seimans, một nhà nghiên cứu người Anh, nhờ vào liên hệ ngoại giao đặc biệt đã được phép của  chính quyền Ai Cập trèo lên đỉnh Kim tự tháp Cheops cùng với một tùy tùng người địa phương. Khi đứng trên đỉnh Great Pyramid ở Giza, Sir W. Seimans nhận thấy rằng mỗi khi ông đưa tay lên cao và xòe bàn tay ra, ông nghe có tiếng chuông (?). Khi ông chỉ đưa một ngón tay, đặc biệt là ngón tay trỏ, ông ta có cảm giác một luồng điện tê tê phát ra ở ngón tay trỏ. Cảm giác này tương tự như cảm giác của nhà nghiên cứu tâm linh của E.S.P. Laboratory khi đưa tay lên đỉnh của lều Kim tự tháp lúc đứng bên trong.
Sir W. Siemans cũng cho biết thêm khi ở trên đỉnh của Kim tự tháp Cheops, ông lấy chai rượu chát mang theo để uống (tu thẳng từ chai chứ không rót ra ly), ông bị điện giật nhẹ khi môi ông chạm vào miệng chai rượu. Điện chạy vào tay nhiều quá khiến Sir W. Siemans phải lấy tờ báo ướt quấn vào chai rượu để cầm, vô tình chai rượu và tờ báo ướt hợp lại thành một vật tích điện được gọi dưới tên ‘Leyden jar’. Khi Sir W. Siemans đưa chai rượu cao khỏi đầu, khối tĩnh điện thu được tăng quá mạnh đến nỗi nẹt lửa (tóe ra tia sáng nhỏ - sparks), trong lúc đó, ông vô tình chạm vào người tùy tùng, người này bị giật tương tự như loại điện của hàng rào điện bao xung quanh các trại nuôi bò, cừu để ngăn chúng không chạy ra ngoài. Người tùy tùng vừa bị điện giật, vừa giật mình vừa kinh hoảng đã té và lăn xuống vách Kim tự tháp.  
Thử làm một thí nghiệm cảm xạ học trên mô hình Kim tự tháp Ai Cập hoặc trên Kim-tự-tháp-nhân-điện, ta sẽ thấy chẳng những ngay trên đỉnh của Kim tự tháp có một luồng năng lượng rất mạnh mà Kim tự tháp còn tỏa năng lượng ra xung quanh trong một phạm vi khá rộng.
Dùng một quả lắc cảm xạ làm bằng cây (loại không nhựa) hoặc kim loại hay đá có dáng tròn hoặc hình quả lê, đầu buộc một sợi chỉ dài khoảng một gang tay (đừng dùng quả lắc lớn hay quá nặng). Cầm sợi chỉ bằng hai ngón tay cái và trỏ làm sao để lắc nằm ngang vị trí ở cườm tay. Đặt Kim-tự-tháp-nhân-điện trên bàn, cùi chỏ của cánh tay cầm quả lắc tỳ nhẹ lên mặt bàn, cố gắng đừng nghĩ đến chuyện gì khác. Di chuyển quả lắc vào vị trí chừng 3cm ngay trên đỉnh Kim-tự-tháp-nhân-điện chừng vài giây, sau đó dời quả lắc về một bên của Kim-tự-tháp-nhân-điện. Bắt đầu đưa quả lắc từ từ trở lại đỉnh của Kim tự tháp, khi quả lắc tiến đến gần đỉnh của Kim tự tháp, ta sẽ thấy hiện tượng là quả lắc không thể nào đứng yên được ngay trên đỉnh Kim tự tháp dù chúng ta cố để quả lắc ngay phía bên trên nó. Quả lắc sẽ lắc trệch sang một bên của đỉnh hoặc quay vòng xung quanh đỉnh.
Có thể dùng thí nghiệm ‘đũa thần’ (dowsing rods) để thử. Cắt 2 sợi dây kẽm từ móc áo hoặc dây đồng trong dây điện lớn dài khoảng 70cm. Bẻ sợi dây kẽm góc 900, một đầu dài 20cm và đầu kia khoảng 50cm.
Cầm đoạn ngắn trong tay theo tư thế cầm súng ngắn, thả lỏng các ngón tay để đoạn dài có thể tự di chuyển, đưa thẳng hai tay ra phía trước và làm sao cho hai đoạn dài song song nhau, di chuyển cặp ‘đũa thần’ này từ từ về Kim-tự-tháp-nhân-điện. Khi hai đoạn dài của hai cọng kẽm đi ngang qua Kim tự tháp, chúng sẽ tự động bắt chéo lại nhau hoặc dang ra xa. Nếu chúng bắt chéo nhau, điểm chéo của hai cọng dây sẽ nằm ngay trên đỉnh của Kim tự tháp.
Chúng ta cũng nên biết nguyên tắc căn bản của cảm xạ học là khi quả lắc gặp một vật thể nào phát ra năng lượng, vòng quay của nó sẽ lớn và nhanh. Đưa quả lắc lên bên trên các tranh, hình các vị lãnh đạo tôn giáo, hình, tượng Chúa Phật, v.v… cũng có hiện tượng tương tự. Đối với đũa thần, nơi nào phát ra năng lượng mạnh hoặc gặp vật muốn tìm, đũa sẽ chập tréo lại nhau hoặc dang ra xa thay vì nằm ở vị trí song song nhau như ban đầu.
III. Kim-tự-tháp-nhân-điện
Kim-tự-tháp-nhân-điện có sự khác biệt quan trọng so với Kim tự tháp thông thường. Kim-tự-tháp-nhân-điện là một khối tam giác đều, bốn mặt đều là các tam giác đều bằng nhau còn Kim tự tháp thông thường có bốn mặt hình tam giác cân và và một ‘nền’ (base) hình vuông hoặc hình chữ nhật. Do đó, trong khi Kim tự tháp thông thường chỉ có một đỉnh nhọn, Kim tự tháp Nhân Điện có thể được xem như có bốn đỉnh và bốn mặt giống nhau. Mỗi Kim-tự-tháp-nhân-điện cỡ 49cm, 13cm hay 4.33cm đều có 12 vạch ngang phân một Kim-tự-tháp-nhân-điện thành 13 kim tự tháp lớn nhỏ có cùng một đỉnh. Nếu lồng 3 Kim-tự-tháp-nhân-điện của cả 3 cỡ lớn, trung và nhỏ vào nhau, ta có tổng cộng 39 Kim-tự-tháp-nhân-điện trong một Kim-tự-tháp-nhân-điện lớn và cả 39 kim tự tháp lớn nhỏ đồng dạng này có 3 đỉnh nằm trên một trục thẳng đứng từ đỉnh Kim-tự-tháp-nhân-điện lớn xuống đến đáy.
a) Đặc tính của năng lượng Kim-tự-tháp-nhân-điện:
Theo Hengry C. Monteith, M.S., cộng tác với Sandia Laboratories, Albuquerque, New Mexico, trong bài Geometry and the Great Pyramid, các triết gia thời cổ đại tin tưởng rằng toàn thể vũ trụ được kết hợp bằng hệ thống ‘lưới’ (lattice network) được gọi dưới tên ‘the Cosmic Web’ (mạng lưới vũ trụ). Mỗi đơn vị tế bào (unit cell) của mạng lưới vũ trụ (cosmic lattice) này có hình dạng của một khối hình vuông (cube). Hình khối vuông là một dạng thăng bằng và hoàn hảo  nhất có thể tìm thấy trong hình học tĩnh (static geometry). Khối cầu tròn (sphere) là hình dạng hoàn hảo và thăng bằng nhất trong các hình khối của hình học động (dynamic geometry).
Trong vũ trụ, tiến trình sinh và tử (hoại) là hiện tượng rất phổ thông. Theo Hengry Monteith, sinh là một hình thức chuyển đổi từ trạng thái tĩnh (static) sang trạng thái động (dynamic) và tử là một sự chuyển hóa từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh. Nói cách khác, sinh là hình thái chuyển thể năng lượng ra vật chất và tử là thể vật chất bị hoán chuyển thành năng lượng.
            Một hình thể động toàn hảo có hình khối tròn như mặt trời của chúng ta ‘chết’ bằng cách bức xạ năng lượng ngược trở về một khối vuông tĩnh bên trong và mặt trời được hình thành bằng sự tập trung năng lượng từ những mặt phẳng của khối vuông tĩnh về một điểm bên trong khối vuông đó.
            Hình dáng của Kim tự tháp biểu thị độ đậm đặc của vật chất từ thể hơi (đáy Kim tự tháp) sang thể đặc (đỉnh Kim tự tháp) qua hiệu quả của sự ‘tập trung’. Điều này bao hàm sự cần thiết của một ‘sức mạnh’ (a force) để có thể đưa đến độ ‘đậm đặc’ và sức mạnh này có thể tương tự như sức mạnh của ‘tinh thần’ khi tập trung vào một điểm. Các hiền triết cổ đại dường như muốn cho chúng ta biết rằng một hình thức tĩnh (static form) có thể được nâng lên thành hình thức động (dynamic form).
Với các định luật vật lý Newton, chúng ta hiểu rằng với bất kỳ một tác động (action) nào cũng đều có một phản ứng đối nghịch và tương xứng (lực tương tác). Trong khi vũ trụ phải luôn luôn ở trạng thái cân bằng tuyệt đối, chúng ta có thể suy diễn một cách hợp lý là phải có một lực phản xạ đối xứng với một lực nào đó phát ra. Trong vật lý học, chúng ta biết rằng khi có một lực dương ở một vị trí nào đó trên mặt đất, ta có thể biết có một lực âm đối xứng mặc dù lực âm này vô hình không thấy được bằng mắt thường.
Vì sự bất cân đối (asymmetry), Kim tự tháp luôn luôn có 2 lực ngược chiều nhau, một từ đáy lên đến đỉnh tượng trưng cho sự sáng tạo vật chất (material creation) và một từ đỉnh chạy xuống đáy tượng trưng cho sự hủy hoại của vật chất (material destruction).
Nếu dùng 6 Kim-tự-tháp-Ai-Cập ghép lại nhau, người ta có được một khối vuông hay nói cách khác, một khối vuông có thể chẻ thành 6 Kim tự tháp Ai Cập. Đặt đáy của 2 Kim tự tháp Ai Cập lên nhau sẽ thành một khối hình thoi. Trong khi đó Kim-tự-tháp-nhân-điện là một khối tam giác hoàn toàn độc lập không thể ghép lại nhau thành một khối kín có hình dạng đặc biệt nào khác ngoại trừ trở thành một khối hình thoi. Nói cách khác, một Kim-tự-tháp-nhân-điện có thể phân thành nhiều Kim-tự-tháp-nhân-điện đồng dạng có cùng một đỉnh nhưng không thể biến thành dạng hình học khác. 
Kim-tự-tháp-nhân-điện tượng trưng cho một vật nhỏ nhất nhưng đồng thời cũng là một vật lớn nhất không biến đổi hình dạng. Kim-tự-tháp-nhân-điện là phần tử nhỏ nhất nhưng cũng là cái vô cùng của vũ trụ.
Trong khi khối hình vuông với 6 mặt phẳng là một dạng thăng bằng và hoàn hảo nhất trong thể tĩnh và năng lượng được tập trung vào một điểm bên trong nhờ vào các mặt phẳng, khối cầu tròn (không thể phân nhỏ thành nhiều khối tròn cũng không thể tập hợp thành khối tròn lớn hơn) là hình dạng hoàn hảo và thăng bằng nhất trong thể động, Kim-tự-tháp-nhân-điện mang cả hai tính chất của khối vuông và khối tròn, hai dạng thăng bằng và hoàn hảo nhất trong thể tĩnh lẫn thể động: có mặt phẳng để phát ra năng lượng và đồng thời mang tính bất khả phân của khối tròn. Tuy nhiên vì sự bất cân đối, mỗi đỉnh của Kim-tự-tháp-nhân-điện luôn luôn có một kim tự tháp phản chiếu đối xứng và như vậy chỉ với một Kim-tự-tháp-nhân-điện, chúng ta có vô số Kim-tự-tháp-nhân-điện phản chiếu trong không gian.
b) Công năng chữa bệnh của Kim tự tháp Nhân Điện

Qua bằng Sáng chế cấp cho kỹ sư Karl Drbal 'định luật Drbal' được thừa nhận như một ‘định luật khoa học’, ta có được  một kết luận rằng bên trong vật thể mang dạng hình học đều có luồng năng lượng đặc biệt có khả năng tái tạo, phục hồi các dạng vật chất bị hao mòn, hủy hoại. Theo Henry C. Monteith, các hình khối có thể bức xạ năng lượng ngược về bên trong và năng lượng này tập trung mạnh nhất ngay tại trọng tâm của hình khối đó (định luật về trọng tâm - Centre of Gravity - của Newton). Khối có dạng Kim tự tháp phát ra năng lượng mạnh nhất so với các dạng khối khác và như đã được  chứng minh nhiều lần, ngay tại đỉnh của Kim tự tháp cũng phát ra nguồn năng lượng cực mạnh. Như vậy Kim tự tháp Nhân Điện có công năng chữa bệnh như thế nào?
            Hành giả Nhân Điện sau khi học về cách sử dụng Luân xa bắt đầu luyện tập Kim tự tháp đôi. Các Kim tự tháp này được  Thầy Lương Minh Đáng truyền năng lượng vào trước khi học viên Nhân Điện luyện tập. Áp dụng công thức Pythagore, Kim tự tháp Nhân Điện lớn cạnh 49 cm có chiều cao là 40.008cm và trọng tâm nằm cách mặt đáy 10.002cm . Chiều cao của Kim tự tháp Nhân Điện nhỏ cạnh 13cm là 10.614cm  và mặt đáy của Kim tự tháp thứ 13 nằm tại đỉnh của Kim tự tháp nhỏ là 9.798cm . Như vậy trọng tâm của Kim tự tháp lớn nằm ngay Kim tự tháp thứ 13 ở đỉnh của Kim tự tháp nhỏ .
            Áp dụng định luật vạn vật hấp dẫn (the Universal law of Gravitation) và định luật về trọng tâm (the law of the Centre Gravity) của Isaac Newton khi năng lượng được  truyền vào Kim tự tháp lớn cạnh 49 cm, toàn thể năng lực này sẽ tích tụ lại trọng tâm  và cũng chính là đỉnh ( hay Kim tự tháp thứ 13) của Kim tự tháp nhỏ cạnh 13 cm.
            Trọng tâm của Kim tự tháp là nơi tập trung năng lượng nhiều nhất và đỉnh là nơi phát ra năng lượng mạnh nhất, chính vị trí của Kim tự tháp thứ 13 nằm tại đỉnh của Kim tự tháp nhỏ (cũng là đỉnh của 13 Kim tự tháp) là nơi thu phát năng lượng lớn nhất. Với Kim tự tháp Nhân Điện đôi, ta có thể tổng cộng 26 Kim tự tháp cả thảy, mỗi Kim tự tháp lại có chung một đỉnh và do đó năng lượng tự nó sẽ tập trung cực mạnh vào suốt trục của Kim tự tháp Nhân Điện chứ không hẳn chỉ tập trung vào một điểm và năng lượng này mạnh gấp nhiều lần năng lượng của mô hình Kim tự tháp bình thường, chưa kể nguồn năng lượng lớn lao mà Thầy truyền vào lúc đầu cùng với năng lượng phát ra từ Luân xa 6 của chính các hành giả Nhân Điện qua sự tập luyện Kim tự tháp hàng ngày. Từ sau khi bắt đầu tập quay Luân xa, hành giả Nhân Điện bắt đầu trị bệnh bằng cách đặt tay vào 4 vị trí trên đầu: Luân xa 6, Luân xa 7 và hai cục xương bên cạnh phía sau vành tai. Bốn vị trí này là vị thế của 4 đỉnh Kim tự tháp Nhân Điện và trọng tâm của nó nằm ở vị trí của hai tuyến nội tiết cực kỳ quan trọng trong cơ thể con người:  Tuyến Yên (piyuitary gland) và tuyến tùng (pineal gland) nằm ở tiểu não.

Kim-tự-tháp-nhân-điện và vài huyền thoại:
Sphinx

  Kim-tự-tháp-nhân-điện 3 mặt hay một khối tam giác 4 mặt còn mang một ý nghĩa khác liên kết rất gần với huyền thoại SphinxSphinx là tượng mình sư tử đầu người được xây bên trái của Great Pyramid ở Giza. Có một số giả thiết cho rằng lối vào  các hầm bí mật trong Great Pyramid nằm phía dưới tượng Sphinx hay tượng Sphinx là chìa khóa đi vào nơi chứa các tài liệu bí mật về lịch sử nhân loại. 

            Theo truyền thuyết Hy Lạp, Sphinx là vị thần giữ lối vào thiên đường, ai trả lời đúng câu hỏi: ‘động vật nào sáng đi bằng 4 chân, trưa đi hai chân, và chiều đi bằng bằng 3 chân?’ thì được đi ngang, trả lời sai thì bị giết chết. Người đầu tiên trả lời đúng câu hỏi này là Oedipus và thoát nạn: ‘Đó là con người. Buổi sáng tức lúc còn nhỏ bò bằng hai chân và hai tay, buổi trưa tức khi lớn lên, đi đứng bằng hai chân thôi và khi về già, lúc xế chiều, phải chống gậy nên thành 3 chân’.
            Nhưng theo những người thuộc trường phái toán học Pythagore thì câu hỏi trên mang một ẩn số toán học. Bằng con số 4, 2 và 3 tổng cộng bằng 9 là con số tự nhiên của mỗi người. Số 4 đại diện cho sự vô minh hay ‘ngây thơ’ của con người lúc thiếu thời, số 2 là con số của sự phát triển trí thông minh và số 3 là biểu tượng cho những bước tiến sau cùng đưa đến sự ý thức, minh triết về ý thức của con người tâm linhKim-tự-tháp-nhân-điện có 4 mặt giống nhau ngoài tính linh động, đồng nhất và thăng bằng tuyệt đối nó còn là biểu trưng của một không gian 4 chiều của vũ trụ trong đó con người đang sinh diệt. Bốn mặt của Kim-tự-tháp-nhân-điện mang ẩn số ‘vô minh’ (số 4) của con người trong vũ trụ (thời sơ sinh của huyền thoại Sphinx và số 4 ‘vô minh’ trong trường phái toán học Pythagore) và khi đặt Kim-tự-tháp-nhân-điện trên lòng bàn tay hay một vị trí nào đó, một mặt của nó trở thành đáy và 3 mặt còn lại để hành giả Nhân Điện nhìn vào và tập luyện (thời gian chín mùi của đời người trong truyền thuyết Sphinx và số 3 minh triết của trường phái Pythagore) có phải là những bước tiến sau cùng đưa hành giả đến sự minh triết về vũ trụ và phát triển tâm linh?
            Kim tự tháp có thể nâng hay biến đổi thành dạng hình nón một  cách dễ dàng và một khối vuông cũng dễ dàng biến đổi sang khối tròn. Điều này cho thấy hình dạng của một khối hình nón được nối với sự cấu tạo vũ trụ bằng cách này hay cách khác.
            Theo thuyết tương đối tổng quát (General Relativity), ngay đỉnh của Kim tự tháp là nơi mà thời gian không còn ảnh hưởng, không có quá khứ và tương lai.
            Trong việc tập luyện thường xuyên Kim tự tháp Nhân Điện, cơ thể của hành giả cuồn cuộn năng lượng vũ trụ luân lưu theo chiều ‘sinh’ của dạng hình nón, đỉnh đầu của hành giả Nhân Điện là đỉnh của Kim tự tháp nơi không có thời gian, không quá khứ, không tương lai. Ngay trong giai đoạn ngoài khả năng chữa bệnh, phục hồi chức năng của cơ thể và kìm hãm sự thoái hóa của tuổi già, có lẽ còn quá sớm để kết luận về sự liên hệ giữa luồng năng lượng luân chuyển  không ngừng bên trong cơ thể và đỉnh Kim tự tháp với chiều dài đời sống của hành giả Nhân Điện. Tuy nhiên qua tập luyện Nhân Điện, hành giả Nhân Điện có thể thay đổi một số tế bào trong cơ thể, làm chậm tiến trình lão hóa và có một cơ thể ít bệnh, ít đau,… như Thầy Lương Minh Đáng thường nhắc nhở là những điều có thể chứng minh qua nhiều ngàn trường hợp khác nhau.


Mankind - Enlinghtenment - Love
Share this article :

1 comments:

  1. Website: http://dichthuatangiang.blogspot.com - http://dichthuatbentre.blogspot.com - http://dichcongchungtuphapbacgiang.blogspot.com - http://dichthuatcongchung1234.blogspot.com - http://dichthuatmidtrans.blogspot.com - http://dichvudichthuat247.blogspot.com -

    ReplyDelete