Home » » SỰ KỲ DIỆU CỦA HUYỆT NGŨ HÀNH - Phần 1/3

SỰ KỲ DIỆU CỦA HUYỆT NGŨ HÀNH - Phần 1/3

Written By Giai phap ma nguon mo on Monday, September 5, 2011 | 10:04 PM

Tác giả: Thầy Đỗ Đức Ngọc
http://lh5.ggpht.com/_8UF9TiKPnYY/S2Xl8mDdKyI/AAAAAAAAAkI/ql8sb2n0Les/ddn2%20hinh_thumb.jpg
(Khí Công Y Đạo Việt Nam)
http://thunderreiki.com/image/obj2049geo1600pg13p37.gif
Sự Kỳ Diệu của Huyệt Ngũ Hành - Phần 1  Phần 2   Phần 3
A-Phần Lý Thuyết :
Tại sao máy đo huyết áp phải đặt ở cánh tay trái ?
http://giaoducsuckhoe.net/Images/Illustration/TimMach/DoHuyetAp.jpgMáy đo áp huyết đặt ở cánh tay trái theo quy luật thông thường, cũng là một định đề của người phát minh, chúng ta chỉ biết áp dụng để biết áp huyết của tim mạch, chứ ta không thể giải thích tại sao phải đặt máy ở đó mà không đặt ở chỗ khác, đành phải chấp nhận quy luật ấy.
Theo đông y, mạch trên tay gồm 6 đường kinh có chứa những ống mạch máu liên quan đến phế, đại trường ,tâm bào, tam tiêu, tâm và tiểu trường. Khi ống mạch căng cứng co bóp mạnh sẽ làm vỡ mạch máu não có ảnh hưởng đến qủa tim và động mạch tim, vị trí qủa tim bên trái, động mạch đi xuống cơ thể không ảnh hưởng đến não, nhưng mạch lên não sẽ bị ảnh hưởng đến bàn tay đau co cứng khó cử động trước khi vỡ mạch máu não.
Do đó máy bơm ép đông mạch ở cánh tay trái có thể biết trước được áp lực của mạch để kiểm soát thường xuyên hầu chữa kịp thời ngăn ngừa tai biến mạch máu não.
Trước kia máy đo áp phải bơm bằng tay, theo quy định số trên là số tối đa cao nhất bắt đầu nghe và bắt được mạch đập, rồi xả khí ra từ từ đến khi hiện ra số dưới là số tối thiểu thấp nhất còn nghe và bắt được mạch. Sự chính xác còn lệ thuộc vào thính tai nhanh mắt của bác sĩ, ngày nay máy đo áp huyết bằng điện tử chính xác hơn, nhưng tại sao phải có 3 số, tại sao 3 số lại khác nhau ở 2 cánh tay, và mỗì số có ý nghĩa gì, nhất là ý nghĩa của số thứ hai, có lẽ ngay cả người chế ra máy cũng chưa giải thích được.
Nhưng dựa vào thống kê tổng kết những kinh nghiệm lâm sàng, người ta tìm ra một quy luật tiêu chuẩn, theo quy luật này, nếu áp huyết ở người lớn, đo ở cánh tay hai bên chỉ dưới 140/90mmHg mạch 70-80 là an toàn, không sơ bị tai biến mạch máu não. Khi áp huyết cao hơn 140/90mmHg mạch 80 là người đã bị bệnh cao áp huyết, hoặc dưới 100/65mmHg mạch 65 là người bị bệnh áp huyết thấp, còn tiêu chuẩn trung bình ở trẻ em dưới 12 tuổi từ 95-105/60-70mmHg mạch 60-70 là tốt.
Đối với đông y khí công qua nhiều năm kinh nghiệm và kiểm chứng kết qủa trong chẩn đoán và điều trị bệnh, đã khám phá ra nhiều điều kỳ diệu của máy đo áp huyết để tìm ra được mọi chứng bệnh nan y mà tây y chưa tìm ra nguyên nhân chính xác, điều đó chứng tỏ lý thuyết ngũ hành tạng phủ vẫn có giá trị như một định đề của khoa học trong lãnh vực chữa bệnh cho con người không kém gì tây y.
Trước kia chưa có tây y, con người cũng đã có bệnh tật, và cũng đã có những người thầy chữa bệnh đủ các loại, ở khắp mọi nơi trên thế giới, cho nên trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật có nói :
Ngươi là thầy thuốc, có khi nào ngươi treo bảng chỉ chữa được bệnh này mà không chữa được bệnh khác hay không ?, ý nói, nếu chỉ chữa được 1 bệnh thì đâu có thể gọi là thầy thuốc được, có nghĩa là không phải chữa ngọn, mà phải là điều chỉnh lại chức năng hoạt động trong con người thì mọi bệnh đều khỏi, nên không có những ngành chuyên khoa, tách rời từng tạng phủ ra để chữa như ngày nay, nên thầy thuốc đông y điều chỉnh bệnh là điều chỉnh chức năng hoạt động của cả một tổng thể ngũ hành tạng phủ trong con người có liên hệ với nhau để không làm mất quân bình chức năng của một tạng phủ nào, kết qủa tuy chậm nhưng không có biến chứng làm hại tạng phủ khác.
Những thầy thuốc đông y chia làm 3 hạng : Hạ công, trung côngThượng công.
Một là bậc hạ công chữa vào ngọn, trực tiếp vào nơi có bệnh cho bệnh nhân thấy kết qủa ngay để nổi tiếng, không cần chữa biến chứng,
Hai là bậc trung công chữa ngừa biến chứng và chữa vào ngọn nơi có bệnh, kết quả châm hơn, nhưng không có biến chứng nào xảy ra,
Ba là bậc thượng công vừa chữa ngừa biến chứng, chữa ngọn vào nơi có bệnh, và chữa vào gốc nơi nguyên nhân sinh ra bệnh, thời gian chữa khỏi bệnh lâu hơn hai loại thầy trên nhưng khỏi bệnh hoàn toàn trong một thời gian dài không tái phát..
Nhưng tại sao lại có 3 bậc thầy ?, không phải vì kém trình độ hay kém tài, mà hồi xưa không có trường dạy đào tạo thầy thuốc thành 3 bậc khi học nghề thuốc, nhưng khi hành nghề do trình độ đạo đức mới tạo ra 3 bậc khác nhau, bậc hạ công tham tiền chữa nhanh và mau nổi tiếng gọi là bá đạo, bậc trung công là y đạo, bậc thượng công là vương đạo.
Môn Khí Công Y Đạo đào tạo ra thầy thuốc lấy y đạo làm căn bản, nhưng con người sinh ra để học hỏi và tiến hóa đến mục đích cứu người theo vương đạo.
Y đạo và vương đạo là phải theo quy luật ngũ hành tạng phủ, chữa là điều chỉnh ngũ hành tạng phủ, những thầy thuốc không theo quy luật này chỉ là thầy thuộc bậc hạ công, tránh né biện chứng luận trị theo ngũ hành tạng phủ, thậm chí còn không biết đến ngũ hành là gì, nên sau này các thầy thuốc châm cứu chỉ cần học thuộc công thức được dậy, chỉ biết tìm công thức hay thuốc có sẵn chữa vào một bệnh, đúng thì tốt, không đúng lại thay đổi công thức hay thuốc khác, rồi khác nữa, do đó để lại nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe bệnh nhân, chứ không lý luận theo ngũ hành tạng phủ để tìm nguyên nhân âm dương, khí huyết, hư thực, hàn nhiệt, biểu lý, nên không biết sáng tạo chọn ra công thức cho thuốc phù hợp để điều chỉnh đúng gốc bệnh, vì thế mới gọi là bá đạo.
Ảnh : Đại Y Tôn Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720- 1791),
alt
Ngày nay sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã rọi sáng cho ngành đông y, qua máy đo áp huyết để chứng minh được ngũ hành tạng phủ đúng hay sai mà môn học khí công y đạo có thể giúp được cho các thầy thuốc đông y châm cứu biết được bệnh chứng do khí huyết, hư thực, hàn nhiệt để chữa vào nguyên nhân gốc bệnh theo kinh nghiệm của môn học khí công y đạo đã áp dụng trong khám bệnh, chữa bệnh trong những trường hợp sau đây :
1-Tìm ra được tạng phủ nào hàn hay nhiệt.
Tất cả các bệnh đều phải biết nguyên nhân hư thực, hàn nhiệt, do tạng phủ nào mạng, tạng phủ nào yếu, nên cần phải đo áp huyết. con số chỉ mạch đập trung bình từ 70-80 là tốt, không hàn không nhiệt.
Nếu mạch đập dưới 65 là hàn, và trên 90 là nhiệt
Nếu mạch đập dưới 55 là sốt hàn, và trên 120 là sốt nhiệt chứng tỏ có nhiễm trùng trong cơ thể
Nguyên nhân gây hàn nhiệt có thể kiểm tra trên huyệt ngũ hành của tạng phủ để biết nguyên nhân gây ra từ tạng phủ nào, và mức độ vi trùng đã vào đến tạng phủ nào, chức năng tạng phủ nào còn mạnh, chức năng tạng phủ nào đã bị suy yếu.
Máy đo áp huyết vẫn để đo trên tay cánh tay tự nhiên, thí dụ kết qủa đo được 130/80mmHg mạch 80 là bình thường.
Tiếp tục đo áp huyết, nhưng lấy ngón tay cái ấn đề vào huyệt ngũ hành của tâm, can, tỳ, phế, thận…( chức năng của tâm ở huyệt Cưu Vĩ, của gan ở Cự Khuyết, của tỳ ở Thượng Quản, của tỳ vị ở Trung Quản, của tiểu trường là Kiến Lý, của đại trường là Thủy Phân, của thận là Khí Hải, của phổi là Trung Phủ, của tâm phế là Chiên Trung…)
Đo áp huyết thử từng huyệt, nếu áp huyết không cách biệt, chỉ có số thứ 3 chỉ về mạch cách biệt nhiều, là tạng phủ ấy đã bị bệnh hàn hay nhiệt.
Thí dụ kết qủa đo bình thường ở trên là lý tưởng 130/80mmHg mạch 80, nhưng ở tâm áp huyết thau đổi thành 150/90mmHg mạch 95 là tâm nhiệt đang tiềm ẩn trong người, nếu đo nhiệt độ ở lưỡi để tìm xem có sốt hay không vẫn không thấy, nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy nóng lồng ngực mà tây y không lý giải được.
2-Tìm đưọc bệnh : Hở van tim, hẹp van tim bên trái, bên phải
http://giaoducsuckhoe.net/Images/Illustration/TimMach/DoHuyetAp.jpgKết qủa của máy đo áp huyết cho ra 3 con số, số thứ nhất là số chỉ áp lực của tâm thu, qủa tim thu bóp lại, bơm máu chạy ra khỏi tim theo động mạch đi ra. Số thứ hai là số chỉ tâm trương, quả tim nở ra để hút kéo máu về tim. Số thứ ba là mạch tim đập trong 1 phút khi tim làm việc thu vào nở ra. Con số thứ hai rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh về van tim bị hở hay hẹp ở bên trái hay bên phải.
Thí dụ số đo bên tay trái 145/100mmHg mạch 80, số đo bên phải 140/85mmHg mạch 75.
Nếu chỉ xét đoán theo tây y về áp huyết bên trái thì chưa phải là cao áp huyết để cần phải uống thuốc, nhưng sự khác thường của số thứ hai khiến cho bác sĩ cũng lo ngại, phải gửi đi bác sĩ chuyên khoa tim mạch để quyết định phải uống thuốc điều trị hay không. Có loại thuốc chỉ làm hạ số tâm thu mà không làm hạ tâm trương, có thể áp huyết xuống 135/98, hay xuống nữa 120/98 hoặc ngược lại 120/102mmHg…
Như vậy tây y phải làm thế nào cho số thứ 2 xuống, nếu thuốc có hiệu lực làm xuống được số thứ hai thì cả hai bên tay đều xuống, thí dụ xuống được 20mmHg thì bên trái sẽ là xxx/80mmHg, bên phải sẽ là xxx/65mmHg, sự chênh lệch hai bên vẫn còn khoảng cách bất bình thường, nhưng cơ thể là một tổng hợp ngũ hành tự động tạo phản ứng cân bằng để giúp tim không bị nguy hiểm sẽ đổi mạch đập bên mạnh hơn bên yếu hơn để giữ quân bình, đó lại là một biến chứng của tim làm liệt van tim thành hẹp van tim mãn tính hay hở van tim mãn tính, cuối cùng phải mổ tim để chỉnh lại van tim hai bên…
Số thứ hai lớn hơn 100 là dấu hiệu tim co bóp bất bình thường mới làm hở van tim, nếu trên 120 thường xuyên là có bệnh hở van tim, dấu hiệu lâm sàng như môi dưới trệ xuống ngả mầu máu bầm hơi xanh đen, đầu ngón tay có mầu như dính thuốc nhuộm đen, do máu không trao đổi được oxy. Ngược lại số thứ hai nhỏ hơn 65 có dấu hiệu hẹp van tim, nhỏ hơn nữa sẽ thường xuyên đau nhói tim, khó thở, tim đập mất nhịp.
Cách chữa :
Đông y khí công dựa vào chức năng của huyệt và của ngũ hành tạng phủ theo nguyên tắc con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con, nên bệnh van tim thuộc chức năng của tim là hành hỏa, con của hỏa là hành thổ, âm bệnh lấy dương chữa, dương của thổ là kinh Vị có huyệt Hạ Quan giao điểm của khớp 2 hàm răng trên và dưới nơi má, là huyệt để khám và điều chỉnh van tim, bấm vào nếu đau là hẹp van, có dấu hiệu má bên đó lõm vào, còn van tim hở bấm không đau không có cảm giác, có dấu hiệu má bên đó phình ra nhìn như bị sưng.
http://giaoducsuckhoe.net/Images/Illustration/TimMach/DoHuyetAp.jpgNếu bên nào hẹp van, bấm vào cảm thấy đau, thì cần phải day tả, có nghĩa là day nghịch chiều kim đồng hồ cho bệnh nhân có cảm giác đau, sẽ có phản ứng tăng sức chịu đựng chống lại cái đau cho hết đau.
Nếu bên hở van bấm không có cảm giác, thì day bổ thuận chiều kim đồng hồ nhẹ từ từ đến hơi mạnh cho đến khi bệnh nhân có cảm giác biết đau. Lúc đó đo lại áp huyết, con số thứ hai trở lại bình thường.
Đông y gọi huyệt là nội dược, tương đương với ngoại dược mà không có phản ứng phụ, khi nào cần điều chỉnh lại số thứ hai thì lại day bổ hay tả tiếp để lúc nào cũng giữa được con số thứ hai trong tiêu chuẩn.
Ai cũng có thể làm thử, thấy kết qủa dễ dàng và tầm thường nên không tin, cứ cho là bệnh van tim là một bệnh khó chữa đối với các bác sĩ tây y, làm sao đông y lại có thể nào chữa dể dàng như thế được.
alt
Chữa bằng thuốc cây cỏ thiên nhiên : Cây óc chó ( đông y gọi Hồ Đào), và Hẹ chữa bệnh hở van tim và ngừa nhồi máu cơ tim.
        Ảnh : Cây Óc Chó
alt

Dùng 9 đọt cây óc chó, cho 1/2 ly nước, giã vắt lấy nước. 1 bó lá hẹ tươi chừng 1 nắm tay, cho 1/2 ly nước, giã vắt lấy nước.
Hai ly để riêng, đem phơi sương lúc buổi tối. 12 giờ đêm đem vào, uống từng ly, mỗi ly cách nhau 30 phút, uống ly nào trước cũng được.
Mỗi tuần uống hai đêm liên tiếp, tuần thứ hai cũng uống đúng như 2 ngày tuần trước.
Ở Việt Nam, vùng quê, ngoài bờ rào, bờ ruộng, có một loại cây mọc hoang, người miền Bắc gọi là cây sung dại, người miền Nam gọi là cây ổi dại.
   Song  cũng tùy loại cây óc chó mà có tên khác như vú chó hay vú bò (ở đồng bằng) hay cây hồ đào (ở vùng rừng). Chúng đều là những loại cây mọc hoang ở bờ ruộng bờ nương, rẫy, nơi ven rừng… Như vậy óc chó cũng có hai loại đó là cây vú chó, vú bò, mọc thành những bụi nhỏ ở vùng đồng bằng nơi ven rừng, bờ ruộng rẫy ở quanh làng, có tên khoa học  là Ficus hirta Vahl. Còn cây mọc trong rừng có tên khác là cây hồ đào với tên khoa học  Juglans regia L.
Vì trái của nó nhỏ bằng trái trứng cá, hình giống qủa ổi nhỏ mới mọc, nhưng bên trong ruột mềm, chứa những hạt nhỏ như ruột qủa sung. Lá của nó có ba loại khác nhau mọc trên cùng một cành, nếu tính theo chiều dài 1 gang tay đo từ trên ngọn xuống khoảng 20cm, gọi là 1 đọt, cùng 1 đọt có 3 loại lá, lá trên cùng là lá ổi, lá giữa to hơn chia hai phần, nửa bên hình lá ổi, nửa bên hình lá đu đủ, lá dưới to hơn nữa là lá đu đủ nhỏ.
        Ảnh : Cây Óc Chó
alt
Bài thuốc này do cố Bác sĩ Lương Hoàng Phấn gọi tên nó là cây óc chó, học được từ Tây Tạng, và vị Sư Lạt Ma Y Sĩ thầy dạy của ông khuyên ông phải trở về VN, xuống núi hành đạo bằng chính những loại thuốc cây cỏ qúy chỉ ở VN mới có để cứu chữa cho những người bị bệnh nan y…
Bất ngờ, tôi có một bệnh nhân bị bệnh hở van tim nặng, khoảng 60 tuổi, bà ta người qúa mập, có dấu hiệu hở van tim hiện trên mặt như, phù hai bên má, môi dầy hơn bình thường, môi dưới xệ, hai môi không thể khép kín được, mầu môi và 10 đầu ngón tay bầm tím như nhuộm chàm, mệt mỏi, đi lại khó khăn, làm một tí gì cũng mệt và thở dốc. Đã và đang dùng thuốc tây y, lúc nào cũng phải dùng Coramine để trợ tim, chứ không thể chữa dứt, có nguy cơ chết bất đắc kỳ tử.
Trước kia khi còn ở VN, tôi chưa nghiên cứu thành công về cách chữa bệnh bằng huyệt và bằng khí công, nên tôi đã cầu cứu đến Sư huynh Phấn chỉ dạy cho loại cây cỏ nào có thể chữa được bệnh nan y này mà ông đã học hỏi được rất nhiều từ vị Thầy Tây tạng trong 2 năm tu học nghiên cứu y học từ kinh nghiệm của Thầy ông.
Ông đã chỉ cho tôi nhiều loại cây cỏ tầm thường ở VN nhưng có gía trị qúy báu để chữa những bệnh nan y, và Cây óc chó là một cây qúy, ông chỉ cách dùng và mô tả loại cây này cho tôi đi tìm, và chữa thử nghiệm theo cách của ông.
Tôi nói người nhà đi vùng Hóc Môn tìm cây óc chó, họ chặt một cành đem về, tôi bảo họ ngắt lấy 9 đọt (mỗi đọt là 1 gang tay, tính từ ngọn đo xuống) .
Cách uống như lời dặn trên, bệnh nhân khi uống lần thứ nhất, sáng hôm sau tôi đến thấy khuôn mặt nhỏ lại, môi nhỏ lại, hết mầu tím bần, bàn tay cũng hết tím, bệnh nhân ra đón tôi ngoài cửa mừng rỡ, ăn nói to tiếng hơn. Bà ta uống hai lần đã khỏi, bà hỏi tôi có thể uống tiếp tuần thứ hai nữa không, sau khi bắt mạch tim, tôi đồng ý để bà uống tiếp. Sau 4 lần uống, bà đã đi làm trở lại bình thường.
Cây óc chó chỉ ở Việt Nam mới có, chưa biết tên khoa học và thành phần dược tính, nhưng là thuốc kinh nghiệm nhân gian lại truyền từ Tây Tạng, có nghĩa là y học cổ truyền Tây Tạng đã biết áp dụng từ lâu.
Xin cảm ơn cố bác sĩ Lương hoàng Phấn.
Sau đây là những tài liệu nghiên cứu và tham khảo về cây óc chó theo tây y và đông y chưa được đầy đủ như cách dùng của Tây tạng, để qúy vị thấy ngành duợc của chúng ta vẫn còn thiếu sót, so với kinh nghiệm xử lý sáng tạo trên lâm sàng.
Hai vị thuốc trên bổ sung cho nhau tạo phản ứng biến thành một hợp chất đặc trị để chữa bệnh nhồi máu cơ tim và hở van tim rất có hiệu qủa.
Công dụng của Cây óc chó loại thứ nhất : Cây to mọc ở rừng.
http://www.caycanhvietnam.com/vnt_upload/news/09_2009/sung.jpg
Phân tích theo tây y :
Tên khoa học Juglans regia L. loại cây lớn mọc ở rừng, tên khác là cây Hồ đào. Theo phân chất nhân và qủa thu tập được ở California, có chứa 14-20% protein, hơn 60% dầu béo như acid palmitic, stearic, oleic, linoleic, những chất còn lại là carbohydrate, chất xơ, chất vô cơ Na 2,7. K 687, Ca 61, Mg 131, Fe 2,35, Cu 0,31. P 510, S 104, Cl 23mg/100g, iode, As,Zn,Co,Mn, Phosphore toàn phần dướI dạng acid phytic, lecithin, nhân có globulin trong chứa 2,18% cystin va,84% tryptophan,. nhiều Vit.C, vỏ và thân chứa nhiều tannin. Công dụng bồi bổ, ức chế virus, kháng khuẩn, an thần, giảm thân nhiệt, chống co thắt cơ trơn.
Phân tích theo đông y :
Cây óc chó có vị ngọt, hơi chát, tính ấm. Vào 2 kinh phế thận để bồi bổ gan thận, mạnh lưng gối, thu liễm phổi, hạ suyễn, cố thận, sáp tinh. Dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, trừ ho đờm, lao lực qúa độ sinh ho, hen, suyễn, lưng đau mỏi, chân yếu, làm thuốc dưỡng da, đen tóc, lợi tiểu, trừ trĩ. Lá óc chó làm thuốc mỹ phẩm cho da, làm săn da, sát trùng, khử lọc máu. Dầu óc chó chữa phỏng, lở chàm, nhuộm đen tóc.
Công dụng của Cây óc chó loại thứ hai : Mọc ở đồng bằng
http://giaoducsuckhoe.net/Images/Illustration/TimMach/DoHuyetAp.jpgPhân tích theo tây y :
Tên khoa học Ficus hirta Vahl., tên khác là vú chó, vú bò, mọc từng bụi nhỏ ven rừng, bờ ruộng rẫy quanh làng, lá hình đu dủ. Chứa acid hữu cơ, acid amin, các chất triterpen, alkaloid và coumarin., có tác dụng lợi đởm, bình suyễn, nhuận trường. Tây y chưa phân chất kỹ những thành phần và công dụng của cây óc chó này.
Phân tích theo đông y :
Theo tài liệu cổ, chỉ dùng rễ để làm thuốc, rễ có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng khử phong thấp mạnh gân cốt, khử ứ tắc, tiêu thủng, sinh tân. Từ xưa Tuệ Tĩnh đã sáng tạo dùng nhựa mủ trắng cây óc chó pha trộn với bột nghệ vàng chế thành viên để chữa bệnh bụng trướng đầy, đại tiện táo kết, còn lá và qủa gĩa pha rượu đắp vết thương bầm tím
Công dụng của lá Hẹ :
http://anh.24h.com.vn/upload/news/2009-09-07/1252327548_vi-thuoc-tu-cay-he200.jpgPhân tích theo tây y :
Tên khoa học Allium tuberosum Rottl.ex Spreng. Có chứa 4 loại đường fructose, glucose, lactose, sucrose, 20 hợp chất sulfid, ether, odorin, aliin, methylaliin, linalool, protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, tro, caroten, Vit.C, có tác dụng chống u.
Phân tích theo đông y :
Hẹ có vị cay, tính ôn, có tác dụng ôn trung, kiện vị, hành khí, tán ứ, chỉ hãn. Hạt có vị cay, tính ôn, bổ gan thận, tráng dương, cố tinh. Theo phân chất dịch lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn, diệt roi trùng âm đạo sau 30 phút tiếp xúc, làm giãn nhẹ huyết quản, kích thích tử cung co bóp, gây giảm hồng cầu và huyết sắc tố máu ngoại vi.
Kinh nghiệm dân gian chữa ho hen suyễn, tiêu hóa kém, giun kim, ly amip, mồ hôi trộm. Hạt hẹ chữa đái dầm, đái són, di mộng tinh, đau lưng mỏi gối .
Chống chỉ định :
Người âm hư hỏa vượng không nên dùng.
3-Khám phá ra ống mạch tim bị nghẽn tắc do kết tủa cholesterol trong ống mạch:
http://giaoducsuckhoe.net/Images/Illustration/TimMach/DoHuyetAp.jpgDo ăn nhiều chất béo một thời gian lâu, khi thử máu có mỡ trong máu, từ đó ngưng hay giảm bớt chất béo, và kết qủa thử máu ở những lần sau đều tốt, không có mỡ trong máu nữa, và bệnh nhân cũng tin như thế. Thật ra, hiện tại trong máu không có mỡ khi thử máu, nhưng mỡ đã kết tủa như cặn bã thành sẹo dính vào vách thành mạch ống máu chung quanh qủa tim nơi tâm bào làm nghẽn sự tuần hoàn của ống mạch. Chúng ta chỉ có thể biết được điều đó khi dùng máy đo áp huyết có những dấu hiệu bất thường của máy xảy ra như sau :
a-Những kết tủa thành cục mỡ đặc rất nhỏ di chuyển quanh tâm bào, khi áp lực máy bơm lên tối đa khoảng 180 rồi bắt đầu xả khí, các con số xuống dần đến khi đến số tối thiểu khoảng 66 rồi hiện ra kết qủa áp huyết tốt khoảng 135/85mmHg mạch 75. Như vậy cục mỡ đặc nhỏ này không tan lẫn vào máu nên thử máu không có cholesterol trong máu, và đưòng kính của cục mỡ kết tủa này nhỏ hơn so với đường kính của ống mạch nên nó đã có thể trôi đi đến chỗ khác.
b-Nhưng khi đang đo áp huyết, máy đang bơm rồi lại bơm nhồi lên lần nữa là khí bơm trong ống mạch bị nghẽn vướng cục mỡ đặc cholesterol nên máy không bắt được số tối đa, phải bơm nhồi lại cho mạnh hơn… dó là dấu hiệu nghẹt ống máu do mỡ kết tủa ở tâm bào, mạch chung quang qủa tim. Có khi máy chỉ bị nhồi khi đo ở một bên tay, thì ống mạch bên đó có nghẹt cholesterol, bên kia không bị nghẹt, có khi cả hai bên bị nghẹt. Bệnh còn nhẹ, có khi máy bơm thông suốt, áp huyết sẽ thấp, bỗng nhiên bơm bị nghẹt, áp huyết sẽ lên cao, mặc dù có uống thuốc điều trị áp huyết và trị cholesterol.
                          Sơn Tra
http://xinhxinh.com.vn/UserFiles/image/Dong%20y/son%20tra.jpg
Cách chữa :
Theo Tinh :
Dùng Sơn Tra làm tiêu đàm, cholesterol, hạ áp huyết. Nấu 15 miếng Sơn Tra với 1 lít nư ớc, bỏ vào bình thủy. Người mập, uống 1 ly trước bữa ăn cơm và 1 ly sau bữa ăn cơm thay nước trà mỗi ngày, khoảng 1 tháng đo lại mức cholseterol trở lại bình thường, đo áp huyết không bị máy nhồi.
Người gầy ốm không được uống trước bữa ăn sẽ bị gầy thêm, nếu không muốn giảm cân, chỉ uống sau bữa ăn để loại bỏ chất béo trong bữa ăn khi bao tử nghỉ đang lọc chất bổ nuôi cơ thể và sẽ loại bỏ chất béo ra khỏi cơ thể.
(Sơn tra tên khác sơn lý hồng, hay quả hồng có một số tài liệu còn gọi sơn tra là sơn trà, hay đào gai, chi sơn tra hay chi táo gai, có tên khoa học là Crataegus cuneata S.et.Z, tên thuốc là Fructus Crataegi, được sử dụng tại Trung Quốc loại Quả khô (crataegus pinnatifida) hay loại tương tự Crataegus cuneata là sơn tra Nhật Bản.)
Theo Khí :
a-Tập động công Bài Vỗ Tay 4 Nhịp. Bài tập thở thông Tinh-Khí-Thần, bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng chữa được bệnh táo bón, cholesterol, áp huyết cao, điều hòa chức năng co bóp của tim, ngừa được nhồi máu cơ tim, điều chỉnh van tim, không cần mổ…
Xem các bài tập ở link này :
http://groups.google.com/group/forumkhicongydao/web/danh-sch-cc-videos-bi-ging?hl=vi
4-Dấu hiệu bệnh : Nhồi máu cơ tim
a- Những cục mỡ đặc trôi theo ống mạch tụ lại ở động mạch hay tĩnh mạch vành, bệnh nhân thỉnh thoảng có dấu hiệu nhói tim thoáng qua ở bên trái hay bên phải quả tim, khi thử cholesterol trong máu không có, bác sĩ cho biết là bình thường không có vấn đề. Nhưng khi đo áp huyết, chúng ta thấy máy đang bơm lên tối đa 180 rồi bắt đầu xuống, và đang xuống nửa chừng, máy lại bơm ltiếp tục đến 200 rồi mới xuống, chúng ta tạm gọi là máy nhồi một lần, rồi cho kết qủa là áp huyết cao, cho dùng thuốc hạ áp huyết, thuốc loãng máu, và thuốc chữa cholesterol.
Thuốc loãng máu và thuốc hạ cholesterol chỉ làm cho máu dễ chảy, tính theo độ trơn nhờn dễ chảy của chất lỏng (viscosity) lưu thông trong ống mạch, chứ không phá được cholesterol đã kết tủa tụ lại một chỗ quanh động mạch tĩnh mạch vành.
Chỉ khi nào đo áp huyết lúc nào củng nhồi một lần, bệnh tắc nghẽn động mạch vành càng nhiều, số lần bị nhói tim cũng tăng và thời gian nhói tim cũng lâu hơn, lúc đó đo áp huyết nhồi đến 3 lần, lần thứ nhất áp lực của máy bơm lên tối đa là 180 thuộc bình thường, nhưng nhồi lên đến 200 lần thứ nhất, khi đang xuống lại nhồi lên đến tối đa 220, rồi đang xuống lại nhồi lên đến 240 mới xuống đến số tối thiểu 90 và cho ra kết qủa của áp huyết là 180-190/100-120mmHg mạch 60. Đã có người rất khỏe mạnh, tưởng hầu như không có bệnh tật, khi dùng máy đo áp huyết ở nhà, thấy máy bơm 2-3 lần, tưởng máy hư, hết pile, thay pile đo lại cũng bị nhồi 2-3 lần, tưởng máy hỏng, đi đổi hay mua máy khác, đo lại cũng vẫn bị bơm nhồi.
Đi bác sĩ khám thì không phát hiện ra điều gì khác lạ, nên không cần uống thuốc, vì không có bệnh chứng rõ ràng, nếu không biết trước dấu hiệu này để ngăn ngừa sẽ bất tử vỡ tim đột qụy, điều mà tây y chưa thấy trước được, đến khi thấy được đã qúa muộn màng như chuyện kể của anh Đức đã đưa kinh nghiệm của anh lên mạng dưới nickname ducquany (bác sĩ Đức Quân Y trong trang nhà Cánh Thép…(canhthep.com)
Share this article :

1 comments:

  1. Kiểm tra huyết áp thường xuyên là điều cần thiết. Áp dụng huyệt ngũ hành vào trong việc chữa trị huyết áp thấp là điều cực kỳ tốt. Đừng bỏ lỡ bất kỳ phương thức chữa bệnh tự nhiên nào để không bị phụ thuộc vào thuốc Tây.

    ReplyDelete